Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc, ngày 9-4, tên lửa đẩy Unha-3 của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã được nạp nhiên liệu để chuẩn bị phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16-4.
Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc, ngày 9-4, tên lửa đẩy Unha-3 của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã được nạp nhiên liệu để chuẩn bị phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16-4.
Triều Tiên trấn an thế giớiBất chấp lo ngại của nhiều nước, phía Triều Tiên khẳng định đây không phải hành động khiêu khích mà chỉ là một hoạt động dân sự đã được lên kế hoạch từ lâu, nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. AFP dẫn lời ông Jang Myong-jin, giám đốc trung tâm không gian Tongchang-ri nói: “thật sự không có ý nghĩa gì khi gọi đây là một vụ thử nghiệm tên lửa”.
Tên lửa Unha-3 (tương tự như tên lửa Taepodong-3. Gọi Unha-3 để phân biệt đây là tên lửa phục vụ dân sự trong khi Taepodong-3 là tên lửa đạn đạo) sơn trắng cao 30m, đường kính 2,5m, có 3 tầng nhiên liệu.
Tên lửa Unha-3 được lắp vào bệ phóng và đã được tiếp nhiên liệu |
[links(left)]Các quan chức Triều Tiên khẳng định, vệ tinh Kwangmyongsong-3 (tiếng Triều Tiên nghĩa Ngôi sao sáng) có thể thu thập dữ liệu về rừng, tài nguyên thiên nhiên, dự báo thời tiết, mùa màng.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết: “Tận mắt chứng kiến vệ tinh và tên lửa đẩy… họ (các nhà báo) hiểu rằng đây là một vụ phóng vệ tinh thực sự, phục vụ cho việc phát triển không gian và sử dụng vào các mục đích dân sự từ A tới Z”.
Bên cạnh vụ phóng vệ tinh mà Mỹ và nhiều nước cho rằng đó là vỏ bọc một vụ thử nghiệm tên lửa, Triều Tiên cũng chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân. Hãng tin Yonhap cho biết, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đang đào 2 đường hầm tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, Đông Bắc nước này. Nơi đây cũng từng diễn ra 2 vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy nhiều khối đất và cát được đặt trước cổng ra vào của Punggye-ri. Những vật liệu này nhằm để bịt kín hầm, bước chuẩn bị cuối cùng trước khi thử hạt nhân. Các quan chức Hàn Quốc cho biết họ không loại trừ khả năng lần này Triều Tiên thử nghiệm nhiên liệu hạt nhân uranium thay cho plutonium như 2 lần thử nghiệm trước.
Lo ngại gia tăng
Theo Reuters, tên lửa Unha-3 lần này cũng có 3 tầng, cũng là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng như vụ phóng vệ tinh năm 2009 đi ngang qua lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng Unha được thiết kế có tầm bắn 6.700 km, có khả năng mang vật nặng 1.000 kg. Như vậy, tầm của tên lửa này có thể vươn tới Alaska của Mỹ, cách Triều Tiên 5.000 km. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng của Bình Nhưỡng phóng thành công vệ tinh lần này và họ lo sợ các phần của tên lửa đẩy Unha-3 có thể rớt xuống các khu vực đông dân cư. Địa điểm phóng tên lửa chỉ cách biên giới với Trung Quốc 50 km, do đó, kịch bản xấu nhất là tên lửa đi chệch hướng rớt vào các khu dân cư ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các quan chức Hàn Quốc ước tính Triều Tiên chi 19 triệu USD cho vụ phóng vệ tinh này. Một chuyên gia của Hàn Quốc cho biết ông tin rằng Triều Tiên đang cùng lúc phát triển nhiều công nghệ như công nghệ tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng như mang các vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao sau khi rơi trở lại bầu khí quyển.
Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc đã triển khai nhiều đội tên lửa đánh chặn nếu các thành phần của tên lửa Triều Tiên vào lãnh thổ hai nước này, theo Business World, Philippines cũng đã cảnh giác cao tại khu vực Đông Bắc nước này, trong đó đáng chú ý nhất là vào ngày 15-4 (từ 7 giờ đến 12 giờ theo giờ Triều Tiên). Khu vực này cũng trở thành khu vực cấm bay và cấm tàu bè từ ngày 12 đến 16-4.
Theo SGGP