Lãnh đạo 17 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) ngày 29-6 đã đạt một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, theo đó cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó khẩn cấp để cứu trợ các nền kinh tế trước nguy cơ bị nhấn chìm bởi cơn bão nợ công (như Italia và Tây Ban Nha).
Lãnh đạo 17 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) ngày 29-6 đã đạt một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, theo đó cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó khẩn cấp để cứu trợ các nền kinh tế trước nguy cơ bị nhấn chìm bởi cơn bão nợ công (như Italia và Tây Ban Nha).
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy |
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết sau cuộc thảo luận diễn ra khá căng thẳng, Eurozone đã đạt được "bước đột phá thực sự" khi cho phép sử dụng các quỹ cứu trợ thường trực theo cách linh hoạt và hiệu quả hơn nhằm ổn định các thị trường và giúp giảm chi phí vay đối với những nước đang gặp khó khăn. Quyết định nhằm trấn an các thị trường tài chính này cũng mở đường cho Quỹ cứu trợ khủng hoảng trị giá 500 tỷ euro (630 tỷ USD) của Eurozone có thể tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng ốm yếu mà không cần thông qua ngân sách quốc gia tại mỗi nước. Ngoài thỏa thuận trên, các nhà lãnh đạo của tất cả 27 nước thành viên EU đã nhất trí một kế hoạch tổng thể dài hạn nhằm siết chặt quản lý ngân sách và tăng cường đoàn kết chính trị.
Tuy nhiên, theo ông Rompuy, thỏa thuận này chỉ được thực hiện sau khi Eurozone thành lập Cơ quan giám sát ngân hàng chung dự kiến vào cuối năm nay.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều hoan nghênh quyết định trên, cho rằng cam kết này của các nước thành viên Eurozone một lần nữa khẳng định tính không thể thay đổi được của đồng euro và tất cả các nước nên công nhận cam kết này.
(Theo AFP)