Ngày 20-6, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển bền vững (Rio+20) đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự của hơn 90 nguyên thủ và đại diện 191 trong tổng số 193 thành viên LHQ với trọng tâm chính là thảo luận các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn.
Ngày 20-6, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển bền vững (Rio+20) đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự của hơn 90 nguyên thủ và đại diện 191 trong tổng số 193 thành viên LHQ với trọng tâm chính là thảo luận các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn.
Người dân Brazil cầu nguyện cho một thế giới phát triển bền vững tại Rio de Janeiro trước khi diễn ra Hội nghị Rio+20. |
Tại hội nghị chính thức với chủ đề "Tương lai mà chúng ta mong muốn”, các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào chủ đề chính là cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói nghèo. Các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ bàn và xác định các mục tiêu cũng như các chỉ số mới về phát triển bền vững, đổi mới phương thức tài trợ và các biện pháp nhằm nhanh chóng loại bỏ các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững hiện nay.
Theo Ban tổ chức, công việc chuẩn bị cho Rio+20 nhấn mạnh tới 7 lĩnh vực cần ưu tiên quan tâm để phát triển bền vững, đó là: việc làm, năng lượng, thành phố, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, nước, đại dương và khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai.
Trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị, tám ngân hàng phát triển đa phương đã cam kết sẽ dành 175 tỷ USD cho phát triển các hệ thống giao thông vận tải bền vững trong một thập kỷ tới. Các thể chế tài chính này gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, CAF- Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh, Ngân hàng Phát triển và tái thiết châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo.
(Theo AP)