Báo Đồng Nai điện tử
En

ADB: Châu Á phải xóa bỏ tệ quan liêu để tận dụng tiềm năng của khu vực dịch vụ

10:10, 03/10/2012

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 3-10 nhận định các ngành dịch vụ đang bùng nổ có thể là một động lực mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho khu vực châu Á, song tiềm năng thực sự của ngành này bị kìm hãm bởi nhiều hạn chế, trong đó có tệ quan liêu.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 3-10 nhận định các ngành dịch vụ đang bùng nổ có thể là một động lực mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho khu vực châu Á, song tiềm năng thực sự của ngành này bị kìm hãm bởi nhiều hạn chế, trong đó có tệ quan liêu.

Quan liêu là những căn bệnh vốn kìm hãm sự phát triển ổn đinh của khu vực châu Á.
Quan liêu là những căn bệnh vốn kìm hãm sự phát triển ổn đinh của khu vực châu Á.

Báo cáo cập nhật về Triển vọng Phát triển châu Á năm 2012-2013 do ADB công bố cùng ngày cho biết, các ngành dịch vụ hiện nay chiếm gần một nửa sản lượng đầu ra của các nền kinh tế châu Á đang phát triển, là nguồn tạo công ăn việc làm rộng lớn, sử dụng tới 34% lực lượng lao động của khu vực, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng toàn diện của khu vực. Riêng tại Ấn Độ và Trung Quốc – hai nền kinh tế hàng đầu khu vực, trong giai đoạn từ năm 2000-2010, khu vực dịch vụ lần lượt đóng góp khoảng 2/3 và gần 1/2 tăng trưởng GDP của các nước này.

Mặc dù có ý nghĩa quan trọng, song mức năng suất lao động của các ngành dịch vụ của các nước đang phát triển trong khu vực châu Á vẫn kém xa so với các nền kinh tế tiên tiến khác trên thế giới, chưa bằng 20% quy chuẩn của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) ở hầu hết các quốc gia. Tỷ trọng tương đối thấp của các ngành dịch vụ hiện đại như công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất hoạt động của khu vực dịch vụ nói chung.

Theo báo cáo của ADB, có nhiều yếu tố cản trở cạnh tranh và đổi mới nhằm tạo dựng một khu vực dịch vụ năng động, trong đó ba yếu tố nổi bật là sự thiếu hụt công nhân lành nghề dẫn đến cản trở sự phát triển của các dịch vụ cao cấp, cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ ngành dịch vụ như công nghệ thông tin; các rào cản thương mại; và trên hết là các quy định nặng nề về bảo hộ doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

(Theo AFP)

Tin xem nhiều