Hai nhà khoa học Serge Haroche người Pháp và David Wineland người Mỹ đã được trao giải Nobel Vật lý ngày 9/10 nhờ công trình của họ về việc đo và can thiệp vào các hạt trong khi vẫn giữ được bản chất cơ học lượng tử của chúng.
Hai nhà khoa học Serge Haroche người Pháp và David Wineland người Mỹ đã được trao giải Nobel Vật lý ngày 9/10 nhờ công trình của họ về việc đo và can thiệp vào các hạt trong khi vẫn giữ được bản chất cơ học lượng tử của chúng.
Ủy ban trao giải khẳng định hai nhà khoa học này được vinh danh nhờ "những phương pháp thử nghiệm đột phá cho phép đo và can thiệp vào các hệ lượng tử riêng rẽ."
"Những phương pháp đột phá của họ đã giúp cho lĩnh vực nghiên cứu này có thể có những bước đi đầu tiên hướng tới việc tạo nên một loại máy tính siêu nhanh mới dựa trên vật lý lượng tử," ủy ban trao giải nói.
Cũng theo đánh giá của ủy ban này, nghiên cứu của hai nhà khoa học cũng dẫn đến việc tạo ra những chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác, có thể là cơ sở tương lai cho một tiêu chuẩn mới về thời gian, với độ chính xác cao hơn hàng trăm lần so với các đồng hô xêzi hiện nay.
Hai nhà khoa học này chuyên về "rối" lượng tử, một hiện tượng vật lý hạt nhân đã được chứng minh qua các thử nghiệm nhưng ít người hiểu rõ.
Khi hai hạt tương tác, chúng bị "rối" vào nhau, có nghĩa là hạt này ảnh hưởng đến hạt kia từ một khoảng cách nhất định. Sự kết nối này còn kéo dài sau khi chúng phân tách.
Trong tình trạng "rối" như thế, các hạt cũng ở trong trạng thái chồng nhau có thể giúp tạo ra các siêu máy tính mà con người đang kỳ vọng bấy lâu.
Các máy tính hiện nay sử dụng mã lưỡng phân, nghĩa là dữ liệu được lưu trữ trong một bit 0 hoặc 1. Nhưng trong trạng thái chồng nhau, một bit lượng tử có thể là 0 hoặc 1 nhưng cũng có thể đồng thời vừa là 0 và 1. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ dữ liệu.
Ngày 8/10, Nhà khoa học Shinya Yamanaka của Nhật Bản và John B. Gurdon của Anh trở thành những người giành giải Nobel Y học của năm nay.
Ủy ban trao giải khẳng định hai nhà khoa học này được tôn vinh vì "đã phát hiện thấy những tế bào trưởng thành có thể được tái lập trình để sinh ra tế bào gốc đa năng."
Trước đó, giới chuyên gia đánh giá rằng giải Nobel Vật lý có khả năng được trao cho công trình phát hiện hồi tháng 7 năm nay về hạt Higgs, còn được xem là "hạt của Chúa," được cho là 1 trong những đột phá lớn nhất trong lĩnh vực vật lý trong nửa thế kỷ qua.
Vì cuộc khủng hoảng kinh tế, Ủy ban giải Nobel đã cắt bớt phần thưởng xuống còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD) cho mỗi giải, tụt xuống so với mức 10 triệu kronor được trao kể từ năm 2001./.
Nhà Vật lý Serge Haroche người Pháp |
"Những phương pháp đột phá của họ đã giúp cho lĩnh vực nghiên cứu này có thể có những bước đi đầu tiên hướng tới việc tạo nên một loại máy tính siêu nhanh mới dựa trên vật lý lượng tử," ủy ban trao giải nói.
Cũng theo đánh giá của ủy ban này, nghiên cứu của hai nhà khoa học cũng dẫn đến việc tạo ra những chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác, có thể là cơ sở tương lai cho một tiêu chuẩn mới về thời gian, với độ chính xác cao hơn hàng trăm lần so với các đồng hô xêzi hiện nay.
Hai nhà khoa học này chuyên về "rối" lượng tử, một hiện tượng vật lý hạt nhân đã được chứng minh qua các thử nghiệm nhưng ít người hiểu rõ.
Khi hai hạt tương tác, chúng bị "rối" vào nhau, có nghĩa là hạt này ảnh hưởng đến hạt kia từ một khoảng cách nhất định. Sự kết nối này còn kéo dài sau khi chúng phân tách.
Trong tình trạng "rối" như thế, các hạt cũng ở trong trạng thái chồng nhau có thể giúp tạo ra các siêu máy tính mà con người đang kỳ vọng bấy lâu.
Tiến sĩ David J. Wineland. |
Ngày 8/10, Nhà khoa học Shinya Yamanaka của Nhật Bản và John B. Gurdon của Anh trở thành những người giành giải Nobel Y học của năm nay.
Ủy ban trao giải khẳng định hai nhà khoa học này được tôn vinh vì "đã phát hiện thấy những tế bào trưởng thành có thể được tái lập trình để sinh ra tế bào gốc đa năng."
Trước đó, giới chuyên gia đánh giá rằng giải Nobel Vật lý có khả năng được trao cho công trình phát hiện hồi tháng 7 năm nay về hạt Higgs, còn được xem là "hạt của Chúa," được cho là 1 trong những đột phá lớn nhất trong lĩnh vực vật lý trong nửa thế kỷ qua.
Vì cuộc khủng hoảng kinh tế, Ủy ban giải Nobel đã cắt bớt phần thưởng xuống còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD) cho mỗi giải, tụt xuống so với mức 10 triệu kronor được trao kể từ năm 2001./.
Dưới đây là danh sách những người đoạt giải Nobel Vật lý trong 10 năm qua: 2012: Serge Haroche (Pháp) và David Wineland (Mỹ) 2011: Saul Perlmutter và Adam Riess (Mỹ), Brian Schmidt (Mỹ-Australia) 2010: Andre Geim (Hà Lan) và Konstantin Novoselov (Nga-Anh) 2009: Charles Kao (Anh-Mỹ), Willard S. Boyle (Canada-Mỹ) và George E. Smith (Mỹ) 2008: Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa (Nhật Bản) và Yoichiro Nambu (Mỹ) 2007: Albert Fert (Pháp) và Peter Gruenberg (Đức) 2006: John C. Mather và George F. Smoot (Mỹ) 2005: Roy J. Glauber và John L. Hall (Mỹ), Theodor W. Haensch (Đức) 2004: David J. Gross, H. David Politzer, Frank Wilczek (Mỹ) 2003: Alexei A. Abrikosov (Nga-Mỹ), Vitaly L. Ginzburg (Nga) và Anthony J. Leggett (Anh-Mỹ) |
Vietnam+