Báo Đồng Nai điện tử
En

Mỹ điều máy bay chiến đấu mới đến căn cứ Nhật

09:10, 03/10/2012

Quân đội Mỹ hôm qua triển khai các máy bay thế hệ mới của lực lượng Thủy quân lục chiến đến căn cứ không quân ở Okinawa, bất chấp sự phản đối của người dân đảo và Trung Quốc.

 

Quân đội Mỹ hôm qua triển khai các máy bay thế hệ mới của lực lượng Thủy quân lục chiến đến căn cứ không quân ở Okinawa, bất chấp sự phản đối của người dân đảo và Trung Quốc.

Hai chiếc máy bay chiến đấu Osrey thế hệ mới của Mỹ được triển khai tại căn cứ của Nhật. Ảnh: AP

6 chiếc MV-22 Osprey đã rời căn cứ Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi và đến đến căn cứ không quân ở thành phố Ginowan, tỉnh Okinawa. Ba chiếc Ospreys khác cũng đến Iwakuni trong ngày hôm sau, hãng tin Jiji của Nhật cho hay.

Các máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hiện đại và cao cấp hơn những chiếc trực thăng CH-46 mà lực lượng thủy quân lục chiến thường sử dụng tại căn cứ Futenma. Các máy bay này "rất quan trọng trong việc bảo vệ Nhật Bản", có tốc độ nhanh gấp hai lần, tải trọng gấp ba lần và phạm vi hoạt động gấp 4 lần các trực thăng cũ.

"Các máy bay Osprey sẽ cho phép chúng tôi hoạt động hiệu quả hơn trong các công tác cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thiên thai và các nhiệm vụ khác trong liên minh Mỹ-Nhật", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng phát biểu hồi tháng trước.

Hồi tháng 7, tổng cộng có 12 chiếc Osprey được chuyển từ Mỹ đến căn cứ Iwakuni. Mỹ cũng dự định phái thêm một số loại máy bay đến căn cứ Iwakuni và Trại Fuji ở Gotemba, tỉnh Shizuoka, hàng tháng và tiến hành các cuộc huấn luyện bay tầm thấp dành cho Osprey trên các đảo lớn Honshu, Shikoku và Kyushu. Từ nay đến năm 2014, quân đội Mỹ dự kiến triển khai tổng cộng 24 chiếc Osprey, thay thế hoàn toàn loại máy bay vận tải CH-46.

Các máy bay Osprey có thể chiến đấu xa nhất cách căn cứ lên đến 600 km, rồi lại quay trở lại, nghĩa là có thể đến được đảo Uotsuri, một đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc rất lo lắng về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp trên quần đảo mà Nhật Bản gọi Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Mỹ và Nhật Bản ký kết một hiệp ước an ninh, trong đó Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp lãnh thổ của Nhật, bao gồm quần đảo này, bị tấn công. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc triển khai các máy bay Osprey để thay thế trực thăng CH-46 nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc giận dữ. Gần đây, nhiều tàu tuần tra Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong khu vực gần đảo tranh chấp rồi lại rời đi.

Phản ứng trước việc Mỹ triển khai máy bay Osprey đến Okinawa vì tiếng ồn do những máy bay này gây ra, khoảng 200 người dân địa phương đã biểu tình trước cổng căn cứ Futenma. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba kêu gọi người dân ở Okinawa chấp nhận việc triển khai trực thăng Osprey, đồng thời nhấn mạnh rằng loại máy bay này sẽ củng cố sức mạnh của quân đội Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và khu vực Đông Á.

Theo VnExpress

 

Tin xem nhiều