Cuộc đối thoại Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lần thứ ba đã diễn ra tại New Delhi hôm qua, bàn về an ninh biển.
Cuộc đối thoại Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lần thứ ba đã diễn ra tại New Delhi hôm qua, bàn về an ninh biển.
Diễn dàn đã tập trung vào việc kiểm điểm lại hai cuộc gặp tại Washington và Tokyo trước đó và quyết định tăng cường các chiến lược chống nạn hải tặc, củng cố an ninh hàng hải và tận dụng sức mạnh của ba nước để hình thành kiến trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính sách “chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á” của Mỹ, vấn đề Iran, tranh chấp lãnh hải Nhật-Trung và Biển Đông được đem ra bàn thảo tại diễn đàn, ngoài việc tìm ra những lĩnh vực nhằm tăng cường hợp tác giữa ba nước.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những vấn đề được đề cập ở diễn đàn ba bên. Ảnh: Huanqiu |
Theo IANS, phía Mỹ đã trình bày quan điểm về chính sách “chuyển trọng tâm” chiến lược sang châu Á được dư luận quan tâm và động thái muốn thu hút các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ; quá trình rút quân Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan cho phép Mỹ tập trung sức mạnh quân sự vào châu Á-Thái Bình Dương, và quan điểm của Mỹ về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Nhật đưa ra quan điểm của mình về tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Trao đổi về ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông cũng là một phần của chương trình nghị sự giữa ba bên.
Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ, Diễn đàn đối thoại ba bên Mỹ-Nhật-Ấn sẽ trở thành một kênh tham khảo ý kiến mở và toàn diện giữa ba nước thông qua việc chia sẽ các giá trị và lợi ích chung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới nói chung.
Đoàn Nhật do Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu, đoàn Mỹ do Robert Blake, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á dẫn đầu, và đoàn Ấn Độ do Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao về Đông Á, Gautam Bambawake dẫn đầu.
Diễn đàn đối thoại ba bên Mỹ-Nhật-Ấn lần này diễn ra trước chuyến thăm chính thức Tokyo của Thủ tướng Manmohan Singh vào ngày 15/11 tới.
Theo VnExpress