Báo Đồng Nai điện tử
En

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là hổ giấy?

09:10, 15/10/2012

Ngày 24/9 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức thông báo đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giàu dầu lửa và hải sản đang ở thời điểm cao trào.

Tàu Liêu Ninh
Ngày 24/9 vừa qua, Trung Quốc đã chính thức thông báo đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giàu dầu lửa và hải sản đang ở thời điểm cao trào.

Các phương tiện thông tin đại chúng ở cả trong và ngoài Trung Quốc đều đăng tải thông tin này một cách rầm rộ, coi đây là "nấc thang mới" trong cuộc khủng hoảng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, theo mạng rusnavy.com, tàu sân bay Liêu Ninh còn lâu mới là một vũ khí chiến tranh được tác chiến một cách đầy đủ.

Nhân sự kiện trên, nhiều nguồn tin đã lật lại xuất xứ của "thế mạnh quân sự" này của Trung Quốc, đó là vào năm 1998, một công ty của Trung Quốc đã mua tàu sân bay này với ý định biến thành một nơi nghỉ mát nổi và đưa tàu này rời khỏi một quân cảng của Ukraine mà không hề có vũ khí, thiết bị tự hành cũng như điện. Nhưng ngay sau đó, hải quân Trung Quốc đã được tiếp cận, làm chủ rồi tìm mọi cách để vận hành tàu sân bay này.

Qua một thời gian rất dài làm tất cả những gì có thể, đến tháng 11/2011, tàu này lần đầu tiên được đưa ra biển để "chạy thử." Tuy nhiên, các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy chỉ 4 ngày sau đó, con tàu đã phải trở về bến đỗ, để rồi đến cuối tháng đó, tàu sân bay này lại được đưa ra biển một lần nữa để tiến hành các vụ thử mới, nhưng vẫn còn những vấn đề nan giải, nhất là việc nó không có thiết bị dừng để cho các máy bay hạ cánh.

Năm 2007, các chuyên gia hải quân Trung Quốc đã tới Proletarsky Zavod (Nga) - nơi chế tạo các thiết bị phục vụ cho hải quân Nga - để hỏi mua các thiết bị cho Liêu Ninh. Tuy nhiên, khi thỏa thuận còn chưa ráo mực, nó đã bị tập đoàn Rosoboronexport - chuyên quản lý việc xuất khẩu thiết bị quân sự ở Nga - ngăn chặn vì những thứ Trung Quốc cần mua đều được coi là "công nghệ chiến lược," không thể bán cho nước ngoài.

Từ đó, Trung Quốc đã nỗ lực hướng tới Ukraine và cụ thể là những xưởng đóng tàu ở biển Đen - nơi chế tạo, lắp ráp tàu sân bay - nhưng đều vô ích, nhất là khi ấy, Ukraine đang tìm kiếm một tạm ước với nước láng giềng Nga, nên không muốn tạo ra một cái cớ mới gây căng thẳng giữa hai nước. Còn việc Nga khước từ bán thiết bị cho Liêu Ninh, có tin nói còn vì lý do người Nga muốn buộc Trung Quốc phải trả tiền cho bản sao của Sukhoi Su-33/Shenyang J-15.

Điểm yếu lớn nữa của Liêu Ninh là tàu sân bay này không có các máy bay sẵn có. Quân đội Trung Quốc hiện nay không có một hạm đội hàng không mẫu hạm. Sukhoi Su-30 đang được sử dụng để bảo vệ bờ biển, nhưng không dùng được trong việc máy bay cất cánh và hạ cánh. J-15 có thể chở được hàng nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Bên cạnh đó, tàu sân bay vốn được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong một chiến lược quân sự phức tạp, nên việc huấn luyện, sử dụng cũng phải đạt ở mức rất cao mới phát huy được hiệu quả, điều mà Trung Quốc hiện chưa làm được.

Không máy bay, không có khả năng hạ cánh và không đào tạo được phi công đạt chuẩn cần thiết, tàu sân bay Liêu Ninh hiện không bị coi là một mối đe dọa lớn đối với Nhật Bản hay các hạm đội của Mỹ. Trước hết, tàu sân bay này chỉ là một công cụ phục vụ cho chính sách đối ngoại trong cuộc đấu tranh giành sự kiểm soát ở Biển Đông.

Ngày 30/8 vừa qua, sau khi tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành vụ thử mới trên biển, Đại tá Lee Jie - phát ngôn viên của Viện các lực lượng hải quân Trung Quốc - thừa nhận kết quả cuộc thử nghiệm chưa có, nhưng chắc chắn sẽ đưa tàu sân bay này vào sử dụng trước cuối năm nay cho dù khả năng tác chiến đầy đủ của nó không thể đạt được hiệu quả trước năm 2017./.

(Vietnam+)

 

Tin xem nhiều