Báo Đồng Nai điện tử
En

Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật

11:10, 07/10/2012

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết sáng 6/10, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã đì vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ năm liên tiếp tàu tuần tra Trung Quốc có mặt tại khu vực này.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết sáng 6/10, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã đì vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ năm liên tiếp tàu tuần tra Trung Quốc có mặt tại khu vực này.

Một tàu hải giám Trung Quốc tuần tra gần vùng đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông ngày 2/10. Ảnh: AFP/TTXVN

[links(left)]Theo hãng tin Kyodo, tàu Trung Quốc đã vào vùng biển gần các đảo Kuba và Uotsuri, hai trong số năm đảo của Senkaku/Điếu Ngư. Một tàu khác của Trung Quốc cũng đã đi vào vùng biển nói trên vào sáng sớm nhưng sau đó đã rời khỏi khu vực này. Ngoài ra, bốn tàu hải giám của Trung Quốc không xuất hiện trong ngày 6/10. Trước đó, bốn tàu này vào và sau đó rời khỏi vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư trong ngày 5/10.

Liên quan tới căng thẳng giữa hai nước thời gian qua, làn sóng chống Nhật tại Trung Quốc đang làm gia tăng rủi ro đối với các công ty Nhật Bản hoạt động tại quốc gia này. Giới phân tích kinh tế nhận định điều này có thể tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các công ty Nhật Bản sang các quốc gia khác. Nhà kinh tế hàng đầu của Viện nghiên cứu Daiwa Mitsumaru Kumagai cho biết hơn bao giờ hết, các công ty Nhật Bản đang thấy rằng đầu tư ở Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy họ sẽ cân nhắc việc chuyển hướng sang các nền kinh tế mới nổi khác. Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên quan hệ kinh tế Trung-Nhật bị tổn hại do căng thẳng ngoại giao.

Các chuyên gia đã đề cập đến chiến lược kinh tế "Trung Quốc+1", tức là đặt thêm một cơ sở thứ hai ngoài Trung Quốc để giảm rủi ro. Myanmar, Băngla Đét, Philippines... đang trở thành những điểm đến hấp dẫn hơn Trung Quốc, nơi giá thành lao động đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, với quy mô lớn, Trung Quốc vẫn được xem là một trong những thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư Nhật Bản.

TTXVN

 

Tin xem nhiều