Báo Đồng Nai điện tử
En

Da nhân tạo có thể tự liền

08:11, 14/11/2012

Các nhà khoa học vừa phát minh ra loại da nhân tạo đầu tiên có thể vừa chịu áp lực lên bề mặt mỏng vừa có khả năng tự liền sau khi bị cắt hoặc xé. Vật liệu mới này trong tương lai có thể được ứng dụng cho màn hình của các máy điện thoại.

Các nhà khoa học vừa phát minh ra loại da nhân tạo đầu tiên có thể vừa chịu áp lực lên bề mặt mỏng vừa có khả năng tự liền sau khi bị cắt hoặc xé. Vật liệu mới này trong tương lai có thể được ứng dụng cho màn hình của các máy điện thoại.

Trong tương lai, da nhân tạo có thể ứng dụng trong sản xuất màn hình điện thoại như một giải pháp cho những sự cố va đập làm vỡ màn hình.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Mỹ) là những người đầu tiên chế tạo được da tổng hợp không chỉ tự liền mà quan trọng là có thể dẫn điện. Tính chất này sẽ mở ra triển vọng ứng dụng trong lĩnh vực điện tử dân dụng.

Một trong những sự cố mà nhiều người sử dụng điện thoại thông minh thường gặp phải là để vỡ màn hình do va đập. Giờ đây, một loại vật liệu polymer (hợp chất cao phân tử) trong suốt, tự liền và chịu được áp lực sẽ là vô giá trong chế tạo các thiết bị điện tử có tính đàn hồi cao để tránh bị rạn vỡ.

Người đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Zhenan Bao cho biết, trong một thập kỷ qua, đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực phát triển da tổng hợp. Nhưng ngay cả những vật liệu có tính tự liền hiệu quả nhất cũng vẫn có những hạn chế lớn. Một số loại thì dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, khiến chúng trở nên khó ứng dụng thực tế. Số khác có thể tự liền ở nhiệt độ trong phòng, nhưng việc khôi phục vết cắt cũng đã làm thay đổi cấu trúc hóa học hoặc cơ học, vì vậy chúng chỉ có thể tự liền được một lần. Một hạn chế lớn là vật liệu da nhân tạo tự liền lại dẫn điện kém.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford đã rút kinh nghiệm thất bại của các nghiên cứu trước đây bằng cách kết hợp được hai đặc tính quan trọng: khả năng tự liền của một polymer nhựa và tính dẫn điện của một kim loại.

Khi thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cắt đôi một lớp da mỏng nhân tạo nói trên. Sau khi nhẹ nhàng ấn hai mảnh ráp lại với nhau và giữ trong vài giấy, họ phát hiện vật liệu này đã lấy lại 75% sức bền và tính dẫn điện như ban đầu. Mảnh vải tiếp tục tự hồi phục 100% chỉ trong vòng 30 phút. Đặc biệt là sau 60 lần cắt và tự liền, mẫu vải vẫn giữ được các đặc tính này như ban đầu.

BaoTinTuc

 

Tin xem nhiều