Ngày 18/11 tại thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 với chủ đề "ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh". Hội nghị đã ra Tuyên bố Phnôm Pênh thông qua tuyên bố về nhân quyền ASEAN (AHRD). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự, phát biểu tại Hội nghị và có nhiều hoạt động bên lề Hội nghị.
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh là Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ mới
Ngày 18/11 tại thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 với chủ đề "ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh". Hội nghị đã ra Tuyên bố Phnôm Pênh thông qua tuyên bố về nhân quyền ASEAN (AHRD). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự, phát biểu tại Hội nghị và có nhiều hoạt động bên lề Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung cùng các Trưởng đoàn dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 21. Ảnh: TTXVN |
[links(left)]Tại lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức công bố thành lập Viện Nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR) nhằm thúc đẩy hợp tác trong ASEAN về giải quyết hòa bình tranh chấp, cũng như trong lĩnh vực chính trị-an ninh nói chung.
Sau lễ khai mạc, lãnh đạo các nước đã tiến hành Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 bàn về các vấn đề trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội. Tại phiên họp này, lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức phê duyệt và bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017.
Tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu nhấn mạnh, thời gian qua, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong xây dựng Cộng đồng, nhất là việc hình thành trụ cột Cộng đồng Kinh tế (AEC) đạt trên 70% chỉ tiêu đề ra. ASEAN cũng đang tích cực thực hiện các trọng tâm, ưu tiên đề ra trong Tuyên bố Phnôm Pênh "một Cộng đồng, một Vận mệnh" và "Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh" thông qua tại Cấp cao ASEAN-20. Với nỗ lực cùng nhau, mục tiêu hướng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đang dần hiện hữu; tuy nhiên trước mắt công việc còn nhiều, thách thức còn lớn.
Ngay sau Phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp Phiên họp hẹp để trao đổi về các trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội và trao đổi với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC). Tại các phiên họp này, lãnh đạo các nước ASEAN đã bàn về việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, gia tăng kết nối và liên kết khu vực, tăng cường quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về Biển Đông, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS); thực hiện hiệu quả Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Phiên họp hẹp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng trước hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong các vấn đề hòa bình và an ninh...
Về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 của LHQ, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, cũng như sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, về hợp tác Mê Công, các nước thuộc Tiểu vùng Mê Công cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác ứng phó với lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, bảo đảm an ninh lương thực và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, trước hết là cần phải có nghiên cứu tổng thể, khách quan và khoa học về tác động đến môi trường và nguồn nước trong việc khai thác và sử dụng sông Mê Công...
Tối 18/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 đã kết thúc tốt đẹp. Trong các kết quả của Hội nghị, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Phnôm Pênh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) và Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố Bali về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu”, chính thức công bố thành lập Viện Nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR)…
Tuyên bố AHRD khẳng định cam kết của ASEAN tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của con người cũng như phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân khu vực như đã nêu trong Hiến chương ASEAN, đồng thời thể hiện cam kết của ASEAN trong thúc đẩy thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN phù hợp với các nguyên tắc đề ra trong Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, Tuyên bố và Chương trình hành động viên, và các văn kiện quốc tế về nhân quyền khác mà các quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia. Bên cạnh đó, Tuyên bố cũng khẳng định lại các giá trị nhân quyền chung, đi đôi với coi trọng các giá trị và đặc thù của ASEAN và các quốc gia trong khu vực, quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng, qua đó đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
* Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN, ngày 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Xinhgapo, Tổng thống Philíppin và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long nhất trí cho rằng, các nước ASEAN cần có sự đoàn kết thống nhất và có lập trường chung, trên cơ sở Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhân dịp này, Thủ tướng Xinhgapo Lý Hiển Long khẳng định sẽ thăm chính thức Việt Nam và hai bên sẽ tiến hành ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Xinhgapo.
Tại cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philíppin Benigno Aquino, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời nhất trí rằng ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm ở khu vực.
Trước đó, ngày 17/11, tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi về việc đẩy mạnh hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng…; triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác; thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Hai bên khẳng định quyết tâm cùng các nước ven sông khác bảo đảm sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mê Công, vì lợi ích chung của tất cả các nước trong lưu vực.
Trước đó, từ ngày 16 đến 17/11, tại Phnôm Pênh cũng đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC). Các hội nghị này nhằm rà soát mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Phnôm Pênh từ ngày 18-20/11. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị này.
Cũng trong ngày 17/11, tại thủ đô Phnôm Pênh đã khai mạc Diễn đàn cấp cao kinh doanh và đầu tư ASEAN với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các cơ quan chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân đến từ 10 nước thành viên hiệp hội và 8 nước đối tác.
BaoTinTuc
Tags: