“Việt Nam là một trong những nước đang phải chịu rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trái đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150.000 người Việt Nam thiệt mạng và 5 triệu người khác bị mắc các chứng bệnh khác nhau.
Thiên tai đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học. (Ảnh: Vietnam+) |
“Việt Nam là một trong những nước đang phải chịu rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trái đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150.000 người Việt Nam thiệt mạng và 5 triệu người khác bị mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số này có thể sẽ còn tăng gấp đôi vào năm 2030, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh kinh tế-xã hội và tính mạng con người.”
ADVERTISEMENT
Thông tin trên vừa được đưa ra sáng nay (15/10), trong khuôn khổ hội thảo khu vực “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp tổ chức.
“Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây ra những hệ quả như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất khiến suy thoái đa dạng sinh học nhanh và trầm trọng hơn. Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng góp phần làm tăng một số nguy cơ đối với người bệnh, thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhận định.
ADVERTISEMENT
Nhìn nhận ở góc độ đơn vị tài trợ, ông Tomoyki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Và, nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 8,5 triệu người sẽ mất nơi ở, 30% cơ sở hạ tầng giao thông bị phá hủy.
Cùng với đó, ít nhất 25% đất nông nghiệp sẽ bị ngập mặn.
ADVERTISEMENT
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, bảo tồn đa dạng sinh học là một hướng đi bền vững, có ý nghĩa rất quan trọng đối với an sinh và hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, thời gian qua, đa dạng sinh học ở nước ta vẫn đang bị đe dọa, dẫn đến suy giảm nghiêm trong.
Theo Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến, có nhiều nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học như: Tác động của con người đến nơi cư trú của các loài; xâm lấn của sinh vật ngoại lai; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sống; ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp; tăng dân số và biến đổi khí hâu. Trong đó, biến đổi khí hậu được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tác động tiêu cực nhất.
Trước mối lo ngại nêu trên, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết, thông qua hội thảo, Việt Nam sẽ tiếp cận giải pháp mới để thích ứng với rủi ro thiên tai. Theo đó, phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái là cách thức để quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững. Đây cũng là cơ hội để hỗ trợ người dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.
“Song song với đó, việc lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cũng là cách thức hiệu quả về chi phí, nhằm cải thiện việc quản lý các nguồn thiên nhiên, tạo ra các lợi ích về kinh tế-xã hội và bảo vệ sự sống cho con người,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhìn nhận./.
Vietnam+