Báo Đồng Nai điện tử
En

Vì sao Saudi Arabia từ chối ghế HĐBA?

08:10, 23/10/2013

Ngày 18/10, Saudi Arabia tuyên bố từ chối ghế ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) mà Đại hội đồng đã dành cho nước này sau cuộc bỏ phiếu thay thế 10 ghế thành viên không thường trực HĐBA diễn ra trước đó một ngày.

Ngày 18/10, Saudi Arabia tuyên bố từ chối ghế ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) mà Đại hội đồng đã dành cho nước này sau cuộc bỏ phiếu thay thế 10 ghế thành viên không thường trực HĐBA diễn ra trước đó một ngày.

Sự kiện "kỳ lạ" có một không hai này lại càng lạ kỳ hơn khi xảy ra đối với Saudi Arabia. Những năm qua, người ta đã chứng kiến vai trò ngày càng tăng của quốc gia này trên diễn đàn quốc tế, đặc biệt là với vai trò là thành viên G20, và các hoạt động năng nổ trong khu vực.

Quốc vương Abdullah đã rất thất vọng khi được thông báo về thất bại của phương Tây đối với vấn đề Syria. Ảnh: CNN
Quốc vương Abdullah đã rất thất vọng khi được thông báo về thất bại của phương Tây đối với vấn đề Syria. Ảnh: CNN

Thường thì Saudi Arabia thích âm thầm tiến hành các công việc ở "hậu trường" nhằm thúc đẩy sự ổn định đối với khu vực, và đẩy lùi cái mà họ coi là "nguy cơ đe dọa từ Iran". Họ cũng đã có quá trình chuẩn bị tích cực và nghiêm túc cho vai trò thành viên HĐBA, trong đó có cả việc cử người đi đào tạo tại Mỹ. Vậy điều gì đã xảy ra?

Saudi Arabia từ chối vị trí thành viên với lý do không chấp nhận "tiêu chuẩn kép" của các nước phương Tây, cũng như sự thất bại của HĐBA trong việc giải quyết các cuộc xung đột của thế giới, nhất là khủng hoảng tại Syria, tranh chấp lãnh thổ giữa Palestine và Israel, vấn đề giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Trung Đông. Do đó, Saudi Arabia đã yêu cầu cải tổ HĐBA, và tuyên bố họ sẽ còn từ chối tư cách thành viên chừng nào tổ chức này không đủ khả năng thực thi trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Thực tế, thời gian qua rất nhiều nước ngoài 5 thành viên thường trực (nhóm nước P5 gồm: Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc) đã muốn HĐBA có sự cải tổ. Thậm chí ngay cả một số nước trong P5 cũng e ngại rằng những thất bại gần đây của HĐBA đang phản ánh sự thay đổi trật tự quyền lực trên thế giới, và khả năng can thiệp tới công việc của các cơ quan thành viên LHQ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự tín nhiệm cũng như tính chính thống của cơ quan này.

Rõ ràng đã có một sự giận dữ, dù âm ỉ, của Saudi Arabia và cả thế giới các nước Ảrập về thất bại của HĐBA trong việc giải quyết vấn đề nhà nước Palestine. Sự giận dữ này, đặc biệt tập trung vào phương Tây, đứng đầu là Mỹ, cũng được thúc đẩy bởi những "tiêu chuẩn kép" của phương Tây.

Saudi Arabia thắc mắc rằng, tại sao phương Tây vẫn luôn ủng hộ quyền tự quyết cũng như dân chủ ở khắp nơi, trừ tại Palestine?

Đằng sau sự việc trên cũng phản ánh lo ngại của Saudi Arabia. Quốc gia này, từ trước tới nay, vẫn là một đồng minh của phương Tây, đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới Iran. Vì vậy, họ cảm thấy không thoải mái khi Iran tuyên bố sẽ dẫn đầu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine, với lời nhắn gửi đến với người dân của thế giới các nước Ảrập rằng lãnh đạo của họ đang bị lệ thuộc vào phương Tây, và chỉ "đãi bôi" trong vấn đề ủng hộ Palestine, thậm chí còn phản bội họ. Saudi Arabia có thể chỉ là một thành viên quốc tế nhỏ nhoi, nhưng rõ ràng, Palestine là vấn đề thực sự thiêng liêng đối với họ. Họ rất quan tâm tới số phận của dải đất Jerusalem và thánh đường Haram al-Sharif.

Mọi người cũng dễ dàng nhận thấy sự không hài lòng của Saudi Arabia về chính sách của phương Tây đối với Syria. Đỉnh điểm là phản ứng của nước này khi từ chối phát biểu trước ĐHĐ LHQ trong khóa họp vừa qua. Trước đó, khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra, Saudi Arabia cực lực phản đối chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong xử lý cuộc khủng hoảng, cho rằng chính quyền Syria đã áp chế người dân. Vì vậy, Riyadh muốn phương Tây tăng cường vũ trang cho lực lượng đối lập Syria, với lập luận rằng những người bị áp bức có quyền tự phòng vệ.

Từ quan điểm của Saudi Arabia, việc giải quyết cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học của phương Tây, dẫn đầu là Mỹ cho thấy những nước này đã đánh mất sự cứng rắn; thiếu kiên định; rằng họ không quan tâm tới hậu quả chiến lược của cuộc xung đột cũng như những mối nguy từ dòng người tị nạn, áp lực gây mất ổn định cho Liban, Jordan và Iraq; và rằng phương Tây thiếu đạo đức. Saudi Arabia cũng lập luận, với cách xử lý như vậy, phương Tây đã "đánh tín hiệu mở đường" cho phép chính quyền Syria có thể bắn người biểu tình, miễn là đừng dùng vũ khí hóa học là được.

Giống như Israel, Saudi Arabia cũng lo lắng sự yếu ớt của phương Tây trong vấn đề Syria biểu thị khả năng dễ dàng chấp nhận các thỏa thuận mà họ cho là "không thích hợp" đối với Iran, để cho nước này chiếm ưu thế trong cân bằng quyền lực tại khu vực.

 (Theo CNN)

Tin xem nhiều