Nước Mỹ ngày càng chứng kiến nhiều vụ xả súng hàng loạt gây thương vong lớn, chủ yếu xảy ra trong môi trường học đường và công sở. Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo với nhiều số liệu gây sốc của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố ngày 24/9.
Nước Mỹ ngày càng chứng kiến nhiều vụ xả súng hàng loạt gây thương vong lớn, chủ yếu xảy ra trong môi trường học đường và công sở. Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo với nhiều số liệu gây sốc của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố ngày 24/9.
Để thực hiện báo cáo này, các chuyên gia FBI đã phối hợp với trường Đại học bang Texas thu thập dữ liệu từ 160 vụ xả súng "có chủ ý" khiến 486 người thiệt mạng từ năm 2003 đến năm 2013.
Theo báo cáo, trong nửa sau giai đoạn trên, số vụ xả súng đã tăng lên trung bình 16,4 vụ/năm, tăng hơn gấp hai lần so với 6,4 vụ/ năm của nửa trước. Đa số kẻ thủ ác sử dụng súng ngắn nhưng cũng có số ít sử dụng súng trường.
Trong số các vụ xả súng, cảnh sát chỉ tiếp cận và bắn chết được hung thủ trong 13% số vụ.
Giải thích về những khó khăn của lực lượng thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn xả súng hàng loạt, FBI cho biết các vụ án thường diễn ra rất nhanh. Cụ thể, 60% vụ xả súng kết thúc "chóng vánh" trước khi cảnh sát kịp có mặt tại hiện trường và hơn 30% trong số đó diễn ra chỉ trong chưa đầy 5 phút.
Cũng theo báo cáo trên, trong 40% số vụ xả súng, hung thủ tự sát tại hiện trường ngay sau khi gây án. Có ít nhất 15 vụ hung thủ tấn công thân nhân, khiến 20 người thiệt mạng.
Về địa điểm gây án, 70% số vụ xả súng xảy ra ở trường học hoặc nơi làm việc, kinh doanh; 10% xảy ra tại các trụ sở chính phủ hoặc căn cứ quân sự; 4% tại các nhà thờ.
Hầu hết các vụ xả súng đều do hung thủ và là nam giới thực hiện. Chỉ có 6 trong số 160 vụ có hung thủ là nữ giới. Ít nhất 5 thủ phạm trong 4 vụ xả súng hiện vẫn ở ngoài vòng pháp luật.
Báo cáo của FBI cũng cho biết đa số kẻ thủ ác bị ảnh hưởng từ các vụ giết người hàng loạt và có xu hướng muốn "tái diễn" các vụ án này.
Số liệu thống kê cho thấy các vụ xả súng bừa bãi trong những thập kỷ qua đã gây ra hơn 1.000 trường hợp thương vong, không tính hung thủ. Đẫm máu nhất là vụ xả súng tại trường Đại học Kỹ thuật bang Virginia hồi tháng 4/2007 khiến 32 người thiệt mạng.
Tiếp đến là vụ xả súng tại Fort Hood, bang Texas, tháng 11/2009 làm 13 người thiệt mạng; xả súng tại rạp chiếu phim bang Colorado tháng 7/2012 làm 12 người chết và tại trường tiểu học bang Connecticut cuối năm 2012 làm 27 người, trong đó có 20 trẻ em, thiệt mạng.
Trước tình trạng bạo lực liên quan đến súng đạn ngày càng gia tăng, năm ngoái, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đề xuất dự luật kiểm soát vũ khí theo hướng thắt chặt hơn công tác này. Tuy nhiên, một vài biện pháp chính nêu trong dự luật như cấm sở hữu các vũ khí tấn công hay mở rộng điều tra hồ sơ người mua súng đã vấp phải phản đối ở cả hai viện Quốc hội, nhất là ở Hạ viện nơi các nghị sỹ Cộng hòa chiếm đa số.
Theo thống kê, doanh số bán súng đạn ở Mỹ mỗi năm đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Súng đạn đứng thứ 13 trong danh mục các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất ở Mỹ hàng năm./.a
Hiện trường sau một vụ xả súng tại một cửa hàng ở Isla Vista, khu vực gần trường đại học California, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo báo cáo, trong nửa sau giai đoạn trên, số vụ xả súng đã tăng lên trung bình 16,4 vụ/năm, tăng hơn gấp hai lần so với 6,4 vụ/ năm của nửa trước. Đa số kẻ thủ ác sử dụng súng ngắn nhưng cũng có số ít sử dụng súng trường.
Trong số các vụ xả súng, cảnh sát chỉ tiếp cận và bắn chết được hung thủ trong 13% số vụ.
Giải thích về những khó khăn của lực lượng thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn xả súng hàng loạt, FBI cho biết các vụ án thường diễn ra rất nhanh. Cụ thể, 60% vụ xả súng kết thúc "chóng vánh" trước khi cảnh sát kịp có mặt tại hiện trường và hơn 30% trong số đó diễn ra chỉ trong chưa đầy 5 phút.
Cũng theo báo cáo trên, trong 40% số vụ xả súng, hung thủ tự sát tại hiện trường ngay sau khi gây án. Có ít nhất 15 vụ hung thủ tấn công thân nhân, khiến 20 người thiệt mạng.
Về địa điểm gây án, 70% số vụ xả súng xảy ra ở trường học hoặc nơi làm việc, kinh doanh; 10% xảy ra tại các trụ sở chính phủ hoặc căn cứ quân sự; 4% tại các nhà thờ.
Hầu hết các vụ xả súng đều do hung thủ và là nam giới thực hiện. Chỉ có 6 trong số 160 vụ có hung thủ là nữ giới. Ít nhất 5 thủ phạm trong 4 vụ xả súng hiện vẫn ở ngoài vòng pháp luật.
Báo cáo của FBI cũng cho biết đa số kẻ thủ ác bị ảnh hưởng từ các vụ giết người hàng loạt và có xu hướng muốn "tái diễn" các vụ án này.
Số liệu thống kê cho thấy các vụ xả súng bừa bãi trong những thập kỷ qua đã gây ra hơn 1.000 trường hợp thương vong, không tính hung thủ. Đẫm máu nhất là vụ xả súng tại trường Đại học Kỹ thuật bang Virginia hồi tháng 4/2007 khiến 32 người thiệt mạng.
Tiếp đến là vụ xả súng tại Fort Hood, bang Texas, tháng 11/2009 làm 13 người thiệt mạng; xả súng tại rạp chiếu phim bang Colorado tháng 7/2012 làm 12 người chết và tại trường tiểu học bang Connecticut cuối năm 2012 làm 27 người, trong đó có 20 trẻ em, thiệt mạng.
Trước tình trạng bạo lực liên quan đến súng đạn ngày càng gia tăng, năm ngoái, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đề xuất dự luật kiểm soát vũ khí theo hướng thắt chặt hơn công tác này. Tuy nhiên, một vài biện pháp chính nêu trong dự luật như cấm sở hữu các vũ khí tấn công hay mở rộng điều tra hồ sơ người mua súng đã vấp phải phản đối ở cả hai viện Quốc hội, nhất là ở Hạ viện nơi các nghị sỹ Cộng hòa chiếm đa số.
Theo thống kê, doanh số bán súng đạn ở Mỹ mỗi năm đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Súng đạn đứng thứ 13 trong danh mục các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất ở Mỹ hàng năm./.a
(TTXVN/VIETNAM+)