Ngày 1/01, chính phủ Italy đã phải lên tiếng thừa nhận 2014 là một năm suy thoái và khẳng định họ không thể cân đối thu chi cho tới năm 2017, chậm hơn một năm so với mục tiêu đưa ra đầu năm nay, sau khi Thủ tướng Matteo Renzi thành lập chính phủ mới.
Ngày 1/01, chính phủ Italy đã phải lên tiếng thừa nhận 2014 là một năm suy thoái và khẳng định họ không thể cân đối thu chi cho tới năm 2017, chậm hơn một năm so với mục tiêu đưa ra đầu năm nay, sau khi Thủ tướng Matteo Renzi thành lập chính phủ mới.
Tuy nhiên, chính phủ tuyên bố rằng, Italy sẽ không vượt mức trần thâm hụt 3% so với GDP mà Liên minh Châu Âu quy định.
Sự thừa nhận này được đưa ra trong một thông cáo của chính phủ về tình hình kinh tế Italy trong thời điểm hiện tại. Sau khi kết thúc năm 2013, chính phủ Italy đã dự đoán rằng nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái và có thể phục hồi chậm trong năm 2014, với tăng trưởng GDP 1%, trong khi năm tới đạt 1,5%.
Tuy nhiên, tình hình thực tế đã phủ nhận những suy đoán lạc quan trên. Các số liệu của Cơ quan thống kê nhà nước Italy (ISTAT) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Italy đã rơi vào cuộc suy thoái thứ 3 trong vòng 6 năm nay, kể từ khi nước này bắt đầu khủng hoảng vào đầu năm 2008.
Bộ trưởng phát triển kinh tế Italy Carlo Padoan mới đây đã dự đoán rằng, tăng trưởng GDP của Italy trong năm nay chỉ có thể đạt mức âm 0,3%, thấp hơn nhiều mức +0,8% so với con số dự đoán mà chính phủ đưa ra hồi tháng 4-2014.
Tuy nhiên, chính phủ Italy hy vọng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới, ở mức +0,5%.
Nhật báo kinh tế tài chính hàng đầu Italy - Mặt trời 24 giờ cho rằng, còn lâu nữa Italy mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, khi không ai nhìn thấy khả năng phục hồi trước mắt của những khu vực mũi nhọn của nền kinh tế, như công nghiệp và dịch vụ.
Trong khi đó, các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ chưa thể có tác dụng ngay được, nhưng lại có thể tạo ra những phản kháng xã hội mạnh mẽ, do ảnh hưởng đến các khu vực như phúc lợi xã hội, giáo dục và y tế.
Hiện tại, nợ công của Italy vẫn đứng thứ nhì trong khối các nước EU, sau Hy Lạp, ở mức 131,6% và có khả năng sẽ tăng tới 133,4%. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức rất cao. Chính phủ dự đoán rằng, trong năm nay, tỉ lệ thất nghiệp đạt 12,6% và sẽ giảm nhẹ trong năm tới, ở mức 12,5%.
Cũng theo ISTAT và một báo cáo mới đây của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), Italy là nước duy nhất trong số các nước phát triển nhất trong khối này đang trải qua giảm phát.
Theo ISTAT, tháng 9 là tháng thứ hai liên tiếp lạm phát ở nước này đạt mức âm, cùng -0,1% như tháng 8/2014.
Tháng 8 cũng đánh dấu tháng đầu tiên Italy rơi vào tình trạng giảm phát kể từ năm 1959. Theo ISTAT, giá của hầu hết các nhu yếu phẩm ở Italy đều giảm, do nguồn cầu giảm. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến hầu hết người tiêu dùng, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) |
Sự thừa nhận này được đưa ra trong một thông cáo của chính phủ về tình hình kinh tế Italy trong thời điểm hiện tại. Sau khi kết thúc năm 2013, chính phủ Italy đã dự đoán rằng nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái và có thể phục hồi chậm trong năm 2014, với tăng trưởng GDP 1%, trong khi năm tới đạt 1,5%.
Tuy nhiên, tình hình thực tế đã phủ nhận những suy đoán lạc quan trên. Các số liệu của Cơ quan thống kê nhà nước Italy (ISTAT) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Italy đã rơi vào cuộc suy thoái thứ 3 trong vòng 6 năm nay, kể từ khi nước này bắt đầu khủng hoảng vào đầu năm 2008.
Bộ trưởng phát triển kinh tế Italy Carlo Padoan mới đây đã dự đoán rằng, tăng trưởng GDP của Italy trong năm nay chỉ có thể đạt mức âm 0,3%, thấp hơn nhiều mức +0,8% so với con số dự đoán mà chính phủ đưa ra hồi tháng 4-2014.
Tuy nhiên, chính phủ Italy hy vọng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới, ở mức +0,5%.
Nhật báo kinh tế tài chính hàng đầu Italy - Mặt trời 24 giờ cho rằng, còn lâu nữa Italy mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, khi không ai nhìn thấy khả năng phục hồi trước mắt của những khu vực mũi nhọn của nền kinh tế, như công nghiệp và dịch vụ.
Trong khi đó, các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ chưa thể có tác dụng ngay được, nhưng lại có thể tạo ra những phản kháng xã hội mạnh mẽ, do ảnh hưởng đến các khu vực như phúc lợi xã hội, giáo dục và y tế.
Hiện tại, nợ công của Italy vẫn đứng thứ nhì trong khối các nước EU, sau Hy Lạp, ở mức 131,6% và có khả năng sẽ tăng tới 133,4%. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức rất cao. Chính phủ dự đoán rằng, trong năm nay, tỉ lệ thất nghiệp đạt 12,6% và sẽ giảm nhẹ trong năm tới, ở mức 12,5%.
Cũng theo ISTAT và một báo cáo mới đây của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), Italy là nước duy nhất trong số các nước phát triển nhất trong khối này đang trải qua giảm phát.
Theo ISTAT, tháng 9 là tháng thứ hai liên tiếp lạm phát ở nước này đạt mức âm, cùng -0,1% như tháng 8/2014.
Tháng 8 cũng đánh dấu tháng đầu tiên Italy rơi vào tình trạng giảm phát kể từ năm 1959. Theo ISTAT, giá của hầu hết các nhu yếu phẩm ở Italy đều giảm, do nguồn cầu giảm. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến hầu hết người tiêu dùng, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát./.
(VIETNAM+)