Thủ tướng Iraq Haider al- Abadi ngày 7/10 tuyên bố phản đối sự hiện diện của binh sỹ nước ngoài trên lãnh thổ nước này, đồng thời nhấn mạnh chủ quyền của Iraq cần được tôn trọng, bất chấp hành động của quốc tế đối với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Thủ tướng Iraq Haider al- Abadi ngày 7/10 tuyên bố phản đối sự hiện diện của binh sỹ nước ngoài trên lãnh thổ nước này, đồng thời nhấn mạnh chủ quyền của Iraq cần được tôn trọng, bất chấp hành động của quốc tế đối với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tuyên bố của Chính phủ Iraq dẫn lời ông Abadi trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã bày tỏ phản đối sự hiện diện của "bất cứ lực lượng nước ngoài nào" trên lãnh thổ Iraq. Thủ tướng Abadi nhấn mạnh: "Tất cả các nước cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq."
Đáp lại, ông Davutoglu khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq. Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chưa và sẽ không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên đất Iraq "nếu chưa được sự đồng ý của Chính phủ Iraq".
Ông cũng nhấn mạnh binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến dịch chống IS của Mỹ chỉ "có nghĩa vụ phòng thủ, không phải tấn công."
Tuyên bố của Chính phủ Iraq cho biết thêm trong cuộc điện đàm này, Thủ tướng Davutoglu đã bày tỏ sẵn sàng thăm Iraq trong thời gian sớm nhất để thảo luận quan hệ song phương với các nhà lãnh đạo Iraq. Hai bên cũng đã nhất trí hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố.
Bình luận của ông Abadi được đưa ra năm ngày sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trao cho chính phủ các quyền mới để đưa lực lượng quân sự vào Syria và Iraq, cũng như cho phép lực lượng nước ngoài sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cho các chiến dịch nhằm vào IS.
Phóng viên TTXVN tại Cairo ngày 8/10 cho biết vùng Doulouiya, ở phía Nam Tikrit của Iraq, đã hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của các nhóm khủng bố thuộc IS. Thông tin này đã được cơ quan chống khủng bố Iraq chính thức xác nhận.
Phát biểu trên trang tin điện tử Soumariya News, cố vấn truyền thông của cơ quan chống khủng bố Iraq Choueily Samir cho biết: "Lực lượng quân đội và cơ quan chống khủng bố Iraq, được chiến binh các bộ tộc và nhân dân hỗ trợ đã giải phóng Doulouiya và vùng lận cận thoát khỏi vòng vây của IS. Các nhóm khủng bố bị tổn thất nặng nề và IS đã bị bẻ gẫy trước sự tấn công của các lực lượng an ninh."
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 7/10, Chính phủ Iceland thông báo ủng hộ liên minh quốc tế chống IS do Mỹ phát động. Ngoại trưởng Gunnar Bragi Sveinsson cho biết Iceland sẽ đóng góp 50.000 USD cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong khu vực, song nhấn mạnh sẽ không tham gia các hành động quân sự của liên minh này vì Iceland không có các lực lượng vũ trang thường trực.
Cùng ngày, Quốc hội Canada đã bỏ phiếu cho phép quân đội nước này tham gia liên minh quốc tế chống IS do Mỹ phát động, theo đó một lực lượng gồm 600 không quân, cùng với 6 máy bay chiến đấu và một số máy bay quân sự sẽ tới Trung Đông thực hiện một sứ mệnh kéo dài 6 tháng.
Thủ tướng Stephen Harper cũng khẳng định sẽ không gửi bộ binh tham gia sứ mệnh này. Tuy nhiên, 69 binh sỹ đặc nhiệm của Canada đang được triển khai tại miền Bắc Iraq sẽ tiếp tục nhiệm vụ cố vấn cho các lực lượng an ninh chống IS.
Chỉ trong 4 tháng qua, IS đã chiếm một khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, tuyên bố một "caliphate" (lãnh thổ cai trị của Hồi giáo) và áp đặt luật Hồi giáo hà khắc. Từ ngày 16/9, lực lượng Hồi giáo dòng Sunni này đã tiến về Kobane hòng củng cố sự chiếm đóng của mình dọc biên giới trên bộ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngày, lực lượng này đang chiêu mộ quân ở khắp nơi trên thế giới và tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 7/10 nhóm phiến quân Hồi giáo Jaish Al-Islam ở Libya đã tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng lớn tại quảng trường Sahaba ở thành phố cảng Derna để kêu gọi người dân ủng hộ và gia nhập IS.
Thời gian qua, các nhóm Hồi giáo đang kiểm soát Derna đã tăng cường hiện diện tại thành phố cảng này bằng cách thành lập hai cơ quan an ninh địa phương với tên gọi "Lực lượng cảnh sát Hồi giáo" và "Vệ binh Hồi giáo thành phố"./.
Máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet tham gia chiến dịch không kích vào các mục tiêu của IS tại Syria và Iraq. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Đáp lại, ông Davutoglu khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq. Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chưa và sẽ không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên đất Iraq "nếu chưa được sự đồng ý của Chính phủ Iraq".
Ông cũng nhấn mạnh binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến dịch chống IS của Mỹ chỉ "có nghĩa vụ phòng thủ, không phải tấn công."
Tuyên bố của Chính phủ Iraq cho biết thêm trong cuộc điện đàm này, Thủ tướng Davutoglu đã bày tỏ sẵn sàng thăm Iraq trong thời gian sớm nhất để thảo luận quan hệ song phương với các nhà lãnh đạo Iraq. Hai bên cũng đã nhất trí hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố.
Bình luận của ông Abadi được đưa ra năm ngày sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trao cho chính phủ các quyền mới để đưa lực lượng quân sự vào Syria và Iraq, cũng như cho phép lực lượng nước ngoài sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cho các chiến dịch nhằm vào IS.
Phóng viên TTXVN tại Cairo ngày 8/10 cho biết vùng Doulouiya, ở phía Nam Tikrit của Iraq, đã hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của các nhóm khủng bố thuộc IS. Thông tin này đã được cơ quan chống khủng bố Iraq chính thức xác nhận.
Phát biểu trên trang tin điện tử Soumariya News, cố vấn truyền thông của cơ quan chống khủng bố Iraq Choueily Samir cho biết: "Lực lượng quân đội và cơ quan chống khủng bố Iraq, được chiến binh các bộ tộc và nhân dân hỗ trợ đã giải phóng Doulouiya và vùng lận cận thoát khỏi vòng vây của IS. Các nhóm khủng bố bị tổn thất nặng nề và IS đã bị bẻ gẫy trước sự tấn công của các lực lượng an ninh."
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 7/10, Chính phủ Iceland thông báo ủng hộ liên minh quốc tế chống IS do Mỹ phát động. Ngoại trưởng Gunnar Bragi Sveinsson cho biết Iceland sẽ đóng góp 50.000 USD cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong khu vực, song nhấn mạnh sẽ không tham gia các hành động quân sự của liên minh này vì Iceland không có các lực lượng vũ trang thường trực.
Cùng ngày, Quốc hội Canada đã bỏ phiếu cho phép quân đội nước này tham gia liên minh quốc tế chống IS do Mỹ phát động, theo đó một lực lượng gồm 600 không quân, cùng với 6 máy bay chiến đấu và một số máy bay quân sự sẽ tới Trung Đông thực hiện một sứ mệnh kéo dài 6 tháng.
Thủ tướng Stephen Harper cũng khẳng định sẽ không gửi bộ binh tham gia sứ mệnh này. Tuy nhiên, 69 binh sỹ đặc nhiệm của Canada đang được triển khai tại miền Bắc Iraq sẽ tiếp tục nhiệm vụ cố vấn cho các lực lượng an ninh chống IS.
Chỉ trong 4 tháng qua, IS đã chiếm một khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, tuyên bố một "caliphate" (lãnh thổ cai trị của Hồi giáo) và áp đặt luật Hồi giáo hà khắc. Từ ngày 16/9, lực lượng Hồi giáo dòng Sunni này đã tiến về Kobane hòng củng cố sự chiếm đóng của mình dọc biên giới trên bộ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngày, lực lượng này đang chiêu mộ quân ở khắp nơi trên thế giới và tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 7/10 nhóm phiến quân Hồi giáo Jaish Al-Islam ở Libya đã tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng lớn tại quảng trường Sahaba ở thành phố cảng Derna để kêu gọi người dân ủng hộ và gia nhập IS.
Thời gian qua, các nhóm Hồi giáo đang kiểm soát Derna đã tăng cường hiện diện tại thành phố cảng này bằng cách thành lập hai cơ quan an ninh địa phương với tên gọi "Lực lượng cảnh sát Hồi giáo" và "Vệ binh Hồi giáo thành phố"./.
(TTXVN/VIETNAM+)