Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad ngày 4/10 nhận định quyết định mới đây nhất của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu là "một sự lừa đảo lớn."
Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad ngày 4/10 nhận định quyết định mới đây nhất của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu là "một sự lừa đảo lớn".
Hãng thông tấn SANA của Syria dẫn lời ông Mekdad chỉ trích Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ "là cha đẻ thực sự của chủ nghĩa khủng bố, họ hỗ trợ chứ không chống lại chủ nghĩa khủng bố."
Bình luận này được đưa ra sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức cho phép chính phủ nước này triển khai quân đội tham chiến tại Iraq và Syria, hoặc cho phép các lực lượng nước ngoài sử dụng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các chiến dịch quân sự chống khủng bố trong thời hạn một năm.
Ông Mekdad nhấn mạnh rằng quyết định cho phép các hành động quân sự xuyên biên giới nói trên "mang tính hiếu chiến" và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông cũng khẳng định rằng với quyết định này, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tiến hành tấn công Syria dưới cái cớ đấu tranh chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Mekdad lên án các nhóm được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ với cái tên "phe đối lập Syria" nhưng sau này đã có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, như Mặt trận al-Nusra và các tổ chức khủng bố IS.
Ông cũng cáo buộc sự can thiệp của phương Tây và các chính phủ Arab trong cuộc khủng hoảng tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xin lỗi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan về các bình luận có hàm ý rằng Ankara và các nước khác trong khu vực đã tài trợ và vũ trang cho các nhóm thánh chiến tại Syria.
Trước đó, ông Erdogan đã phản ứng mạnh về các phát biểu của ông Biden tại Đại học Harvard hôm 2/10, trong đó Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích các đồng minh tại Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới Arab hỗ trợ cho các tay súng người Sunni tại Syria như IS và Mặt trận Al-Nusra.
Văn phòng của ông Biden tại Washington ra tuyên bố Phó Tổng thống đã gọi điện cho ông Erdogan để "làm rõ" về các nhận xét của mình, và "xin lỗi vì bất kỳ sự ám chỉ nào liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác khác trong khu vực".
Tuyên bố cho biết hai lãnh đạo đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ phối hợp chặt chẽ chống IS.
Trong khi đó, ngày 4/10, tại Syria, các lực lượng người Kurd dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích do Mỹ tiến hành đã đánh trả các tay súng IS tại thị trấn Kobane giáp với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi lực lượng này bắn ít nhất 80 quả pháo cối vào Kobane trong ngày 3/10.
Cùng ngày, các chiến binh IS đã tràn vào thị trấn Kubaisa ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq. Đây là cuộc xâm chiếm mới nhất của IS tại khu vực sa mạc này, nơi trước đó lực lượng thánh chiến đã giành được một loạt thắng lợi.
Việc Kubaisa thất thủ đã gây nguy hiểm cho căn cứ quân sự chiến lược Ain al-Asad, vốn là nơi các lực lượng Iraq gửi quân và hàng tiếp tế để bảo vệ con đập Haditha.
IS chiếm được thị trấn Kubaisa hai ngày sau khi thị trấn Hit gần đó thất thủ trong bối cảnh nhóm thánh chiến này tìm cách củng cố sự kiếm soát tại phía Tây thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar.
Theo một quan chức tại bệnh viện ở thị trấn Hit, ít nhất 2 dân thường đã thiệt mạng và 6 người bị thương ở Kubaisa.
Sau khi chiếm Hit hôm 2/10, các chiến binh IS đã treo cờ của nhóm này trên nóc tòa thị chính và các đồn cảnh sát, trong khi các ôtô của IS đang tuần tra trong thị trấn./.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tới khu vực gần nơi các phần tử IS vừa chiếm giữ, cách thành phố Kobani 10km về phía tây ngày 2/10. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Bình luận này được đưa ra sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức cho phép chính phủ nước này triển khai quân đội tham chiến tại Iraq và Syria, hoặc cho phép các lực lượng nước ngoài sử dụng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các chiến dịch quân sự chống khủng bố trong thời hạn một năm.
Ông Mekdad nhấn mạnh rằng quyết định cho phép các hành động quân sự xuyên biên giới nói trên "mang tính hiếu chiến" và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông cũng khẳng định rằng với quyết định này, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tiến hành tấn công Syria dưới cái cớ đấu tranh chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Mekdad lên án các nhóm được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ với cái tên "phe đối lập Syria" nhưng sau này đã có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, như Mặt trận al-Nusra và các tổ chức khủng bố IS.
Ông cũng cáo buộc sự can thiệp của phương Tây và các chính phủ Arab trong cuộc khủng hoảng tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xin lỗi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan về các bình luận có hàm ý rằng Ankara và các nước khác trong khu vực đã tài trợ và vũ trang cho các nhóm thánh chiến tại Syria.
Trước đó, ông Erdogan đã phản ứng mạnh về các phát biểu của ông Biden tại Đại học Harvard hôm 2/10, trong đó Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích các đồng minh tại Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới Arab hỗ trợ cho các tay súng người Sunni tại Syria như IS và Mặt trận Al-Nusra.
Văn phòng của ông Biden tại Washington ra tuyên bố Phó Tổng thống đã gọi điện cho ông Erdogan để "làm rõ" về các nhận xét của mình, và "xin lỗi vì bất kỳ sự ám chỉ nào liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác khác trong khu vực".
Tuyên bố cho biết hai lãnh đạo đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ phối hợp chặt chẽ chống IS.
Trong khi đó, ngày 4/10, tại Syria, các lực lượng người Kurd dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích do Mỹ tiến hành đã đánh trả các tay súng IS tại thị trấn Kobane giáp với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi lực lượng này bắn ít nhất 80 quả pháo cối vào Kobane trong ngày 3/10.
Cùng ngày, các chiến binh IS đã tràn vào thị trấn Kubaisa ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq. Đây là cuộc xâm chiếm mới nhất của IS tại khu vực sa mạc này, nơi trước đó lực lượng thánh chiến đã giành được một loạt thắng lợi.
Việc Kubaisa thất thủ đã gây nguy hiểm cho căn cứ quân sự chiến lược Ain al-Asad, vốn là nơi các lực lượng Iraq gửi quân và hàng tiếp tế để bảo vệ con đập Haditha.
IS chiếm được thị trấn Kubaisa hai ngày sau khi thị trấn Hit gần đó thất thủ trong bối cảnh nhóm thánh chiến này tìm cách củng cố sự kiếm soát tại phía Tây thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar.
Theo một quan chức tại bệnh viện ở thị trấn Hit, ít nhất 2 dân thường đã thiệt mạng và 6 người bị thương ở Kubaisa.
Sau khi chiếm Hit hôm 2/10, các chiến binh IS đã treo cờ của nhóm này trên nóc tòa thị chính và các đồn cảnh sát, trong khi các ôtô của IS đang tuần tra trong thị trấn./.
(TTXVN/VIETNAM+)