Một thiếu nữ 15 tuổi đã trốn thoát khỏi phiến quân IS bằng cách đánh thuốc mê và bắn chết 2 người chồng mua cô với tư cách một nô lệ, chia sẻ câu chuyện của mình với hãng tin AP.
Một thiếu nữ 15 tuổi đã trốn thoát khỏi phiến quân IS bằng cách đánh thuốc mê và bắn chết 2 người chồng mua cô với tư cách một nô lệ, chia sẻ câu chuyện của mình với hãng tin AP.
Đây là một trong số hàng trăm phụ nữ Yazidi bị lực lượng cực đoan bắt cóc sau khi lực lượng này tràn qua nơi ở của họ ở núi Sinjar, Iraq. Danh tính của cô gái được giữ kín với mục đích bảo vệ an toàn cho gia đình cô.
Theo những người sống sót kể lại, nhiều phụ nữ và trẻ em gái đã bị bán cho ISIS và bị cưỡng bức. Trong số họ còn có những đứa bé gái chỉ mới 5 tuổi.
Giờ đây, một người sống sót đã kể lại câu chuyện của mình với hãng tin AP từ quê hương Iraq, nơi cô may mắn được trở về đoàn tụ cùng những người thân còn sống sót trong một nơi trú ẩn tạm thời bên đường.
Cô gái vẫn còn chưa hết sợ hãi và ám ảnh về những gì đã xảy ra, kể lại một câu chuyện đáng kinh ngạc về lòng dũng cảm chống lại những kẻ bắt cóc hiện vẫn đang giữ 2 người chị em của cô.
Cha cô, những người anh trai và những người thân là nam giới đều đã biến mất, hiện không rõ số phận ra sao.
Cô kể lại rằng ban đầu cô và những cô gái khác được đưa tới thị trấn lân cận Tal Afar, nơi cô bị nhốt trong nhà tù Badosh cho tới khi đợt không kích của Mỹ bắt đầu. Sau đó, các binh lính đã chuyển cô và nhiều cô gái khác tới thành phố Mosul - thành lũy lớn nhất của IS ở Iraq - rồi lại chuyển tới một ngôi nhà ở đồn trú của lực lượng này tại Raqqa, Syria.
“Họ mang các cô gái tới Syria để bán”, cô vừa cúi đầu vừa nói. “Tôi bị bán ở Syria. Tôi được ở khoảng 5 ngày với 2 chị em gái của tôi, rồi một trong số họ bị bán và bị đưa trở về Mosul, còn tôi vẫn ở Syria”.
Cô đã bị gả bán cho một người đàn ông Palestine ở Raqqa. Để trốn thoát, cô đã bắn chết người đàn ông này với khẩu súng lấy được từ người quản gia.
Cô chạy trốn, nhưng không có nơi nào để chạy. Vì vậy, cô đã đi tới nơi duy nhất mà cô biết: ngôi nhà nơi cô bị giam giữ lần đầu tiên với các cô gái khác ở Raqqa.
Các chiến binh không nhận ra cô, nhưng chúng lại bán cô một lần nữa với giá 1.000 USD cho một binh lính người Ả Rập.
Cô gái kể lại: “Hắn ta nói với tôi rằng ‘Tao sẽ đổi tên mày thành Abeer để mẹ mày không thể nhận ra mày. Mày sẽ thành người Hồi giáo, rồi tao sẽ lấy mày làm vợ.’ Nhưng tôi không đồng ý trở thành người Hồi giáo, và thế là tôi bỏ chạy”.
Cô đã trốn thoát bằng cách đổ một loại thuốc bột vào trong trà của binh lính Ả Rập này cùng với đồng bọn của hắn, khiến chúng say ngủ để cô có thể trốn thoát khỏi ngôi nhà.
Lần này, cô gái may mắn hơn khi tìm được một người đàn ông chở cô tới Thổ Nhĩ Kỳ để gặp anh trai mình. Khi tới nơi, anh trai cô đã vay 2000 USD của một người bạn để trả cho một kẻ buôn lậu giúp họ vượt biên về phía bắc Iraq.
Họ tới được một ngôi làng nhỏ ven đường ngay ngoại thành thành phố Dahuk của người Kurd. Tại đây còn có một vài gia đình Yazidi khác.
Cô gái trẻ là một trong số hàng trăm phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi đã bị bắt trong cuộc tấn công núi Sinjar vào tháng 8, theo thông tin từ Bộ Nhân quyền Iraq. Cảnh ngộ của những người Yazidi - cộng đồng bị lực lượng cực đoan coi là những kẻ thờ phụng ma quỷ - đã dấy lên làn sóng phản đối trên toàn cầu, và là một bước ngoặt trong cuộc tấn công của phương Tây vào IS.
Sự kiện này đã mở đường cho một loạt các lô hàng viện trợ nhân đạo theo đường hàng không của Anh và Mỹ, đồng thời khởi động cho các cuộc không kích diễn ra vài tuần sau đó.
Các nạn nhân Yazidi bị bắt cóc khác cũng cho biết rằng lực lượng cực đoạn đã tước đoạt của họ thức ăn, nước uống, thậm chí là không cho phép họ ngồi xuống.
Họ đều cho biết đã nhìn thấy hàng chục phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi khác bị bắt giữ, và vẫn còn nhiều người thân của họ không rõ tung tích.
Trong tuần qua, đại biểu quốc hội người Yazidi duy nhất của Iraq đã được trao một giải thưởng cho cuộc vận động của bà nhằm ủng hộ người Yazidi. Bà Vian Dakhil đã bị gãy chân trong một vụ rơi máy bay trực thăng khi đang trực tiếp gửi đồ cứu trợ tới cho những người Yazidi trên núi Sinjar.
“Chúng tôi là những người yêu chuộng hòa bình, song những người đàn ông của chúng tôi đang bị giết hại dã man, còn phụ nữ và trẻ em gái thì bị tra tấn, cưỡng hiếp và bị bán như những nô lệ”, bà nói. “Tôi phải khiến cho thế giới biết rằng ngoài kia vẫn còn những kẻ muốn cai trị bằng luật pháp của thời Trung Cổ, bằng cách buộc chúng ta phải thay đổi tôn giáo hoặc bị giết chết.”/.
Nhiều phụ nữ Yazidi ở Sinjar vẫn chưa hết bàng hoàng. (Nguồn: AP) |
Theo những người sống sót kể lại, nhiều phụ nữ và trẻ em gái đã bị bán cho ISIS và bị cưỡng bức. Trong số họ còn có những đứa bé gái chỉ mới 5 tuổi.
Giờ đây, một người sống sót đã kể lại câu chuyện của mình với hãng tin AP từ quê hương Iraq, nơi cô may mắn được trở về đoàn tụ cùng những người thân còn sống sót trong một nơi trú ẩn tạm thời bên đường.
Cô gái vẫn còn chưa hết sợ hãi và ám ảnh về những gì đã xảy ra, kể lại một câu chuyện đáng kinh ngạc về lòng dũng cảm chống lại những kẻ bắt cóc hiện vẫn đang giữ 2 người chị em của cô.
Cha cô, những người anh trai và những người thân là nam giới đều đã biến mất, hiện không rõ số phận ra sao.
Cô kể lại rằng ban đầu cô và những cô gái khác được đưa tới thị trấn lân cận Tal Afar, nơi cô bị nhốt trong nhà tù Badosh cho tới khi đợt không kích của Mỹ bắt đầu. Sau đó, các binh lính đã chuyển cô và nhiều cô gái khác tới thành phố Mosul - thành lũy lớn nhất của IS ở Iraq - rồi lại chuyển tới một ngôi nhà ở đồn trú của lực lượng này tại Raqqa, Syria.
“Họ mang các cô gái tới Syria để bán”, cô vừa cúi đầu vừa nói. “Tôi bị bán ở Syria. Tôi được ở khoảng 5 ngày với 2 chị em gái của tôi, rồi một trong số họ bị bán và bị đưa trở về Mosul, còn tôi vẫn ở Syria”.
Cô đã bị gả bán cho một người đàn ông Palestine ở Raqqa. Để trốn thoát, cô đã bắn chết người đàn ông này với khẩu súng lấy được từ người quản gia.
Cô chạy trốn, nhưng không có nơi nào để chạy. Vì vậy, cô đã đi tới nơi duy nhất mà cô biết: ngôi nhà nơi cô bị giam giữ lần đầu tiên với các cô gái khác ở Raqqa.
Các chiến binh không nhận ra cô, nhưng chúng lại bán cô một lần nữa với giá 1.000 USD cho một binh lính người Ả Rập.
Cô gái kể lại: “Hắn ta nói với tôi rằng ‘Tao sẽ đổi tên mày thành Abeer để mẹ mày không thể nhận ra mày. Mày sẽ thành người Hồi giáo, rồi tao sẽ lấy mày làm vợ.’ Nhưng tôi không đồng ý trở thành người Hồi giáo, và thế là tôi bỏ chạy”.
Cô đã trốn thoát bằng cách đổ một loại thuốc bột vào trong trà của binh lính Ả Rập này cùng với đồng bọn của hắn, khiến chúng say ngủ để cô có thể trốn thoát khỏi ngôi nhà.
Lần này, cô gái may mắn hơn khi tìm được một người đàn ông chở cô tới Thổ Nhĩ Kỳ để gặp anh trai mình. Khi tới nơi, anh trai cô đã vay 2000 USD của một người bạn để trả cho một kẻ buôn lậu giúp họ vượt biên về phía bắc Iraq.
Họ tới được một ngôi làng nhỏ ven đường ngay ngoại thành thành phố Dahuk của người Kurd. Tại đây còn có một vài gia đình Yazidi khác.
Cô gái trẻ là một trong số hàng trăm phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi đã bị bắt trong cuộc tấn công núi Sinjar vào tháng 8, theo thông tin từ Bộ Nhân quyền Iraq. Cảnh ngộ của những người Yazidi - cộng đồng bị lực lượng cực đoan coi là những kẻ thờ phụng ma quỷ - đã dấy lên làn sóng phản đối trên toàn cầu, và là một bước ngoặt trong cuộc tấn công của phương Tây vào IS.
Người Yazidi phải bỏ nơi ở của mình vì IS. (Nguồn: Reuters) |
Các nạn nhân Yazidi bị bắt cóc khác cũng cho biết rằng lực lượng cực đoạn đã tước đoạt của họ thức ăn, nước uống, thậm chí là không cho phép họ ngồi xuống.
Họ đều cho biết đã nhìn thấy hàng chục phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi khác bị bắt giữ, và vẫn còn nhiều người thân của họ không rõ tung tích.
Trong tuần qua, đại biểu quốc hội người Yazidi duy nhất của Iraq đã được trao một giải thưởng cho cuộc vận động của bà nhằm ủng hộ người Yazidi. Bà Vian Dakhil đã bị gãy chân trong một vụ rơi máy bay trực thăng khi đang trực tiếp gửi đồ cứu trợ tới cho những người Yazidi trên núi Sinjar.
“Chúng tôi là những người yêu chuộng hòa bình, song những người đàn ông của chúng tôi đang bị giết hại dã man, còn phụ nữ và trẻ em gái thì bị tra tấn, cưỡng hiếp và bị bán như những nô lệ”, bà nói. “Tôi phải khiến cho thế giới biết rằng ngoài kia vẫn còn những kẻ muốn cai trị bằng luật pháp của thời Trung Cổ, bằng cách buộc chúng ta phải thay đổi tôn giáo hoặc bị giết chết.”/.
(VIETNAM+)