Các cuộc xung đột giữa Israel với các tay súng Palestine tại Dải Gaza (Ga-da) đã khiến nền kinh tế Palestine lần đầu tiên bị suy giảm kể từ năm 2006. Đây là nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về hậu quả xung đột tại Gaza đối với chính quyền Palestine trong một báo cáo công bố ngày 29-1.
Các cuộc xung đột giữa Israel với các tay súng Palestine tại Dải Gaza (Ga-da) đã khiến nền kinh tế Palestine lần đầu tiên bị suy giảm kể từ năm 2006. Đây là nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về hậu quả xung đột tại Gaza đối với chính quyền Palestine trong một báo cáo công bố ngày 29-1.
Cảnh đổ nát tại Shejaiya trên Dải Gaza sau đợt oanh kích của máy bay Israel. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo IMF, trong khi kinh tế khu vực Bờ Tây tăng 4,5% trong năm ngoái, các hoạt động kinh tế của Gaza giảm khoảng 15% do các vụ không kích và nã đạn pháo dữ dội từ phía Israel nhằm vào dải đất này. Cùng với hậu quả của xung đột, IMF cũng chỉ ra một nguyên nhân nữa khiến kinh tế Gaza tụt dốc là tình trạng trì trệ của hoạt động tái thiết tại đây do mâu thuẫn giữa các phe phái chính trị tại Palestine và các nhà tài trợ cho công cuộc tái thiết không thực hiện đúng cam kết. Hậu quả là toàn bộ kinh tế Palestine giảm 1,5% trong năm 2014. Kinh tế suy giảm khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của Palestine ở mức kỷ lục, trong đó Gaza là 41% và Bờ Tây là 19%.
Điểm sáng duy nhất trong kinh tế Palestine năm 2014 là việc Nhà nước Palestine (PA) vẫn duy trì được thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát bất chấp việc đang phải thắt chặt chi tiêu do Israel không chuyển giao khoản tiền thuế hàng tháng 127 triệu USD, chiếm tới 75% ngân sách PA.
Dự đoán về năm 2015, IMF bày tỏ sự quan ngại về việc kinh tế Palestine khó phục hồi mạnh mẽ nếu Israel tiếp tục từ chối trả tiền cho Palestine. Tuy nhiên, IMF cũng thừa nhận kể cả sau khi Nhà nước Do Thái chuyển trả tiền thuế, PA cũng khó duy trì lâu dài việc kiểm soát bội chi ngân sách.
(Theo BBC)