Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể tiếp tục sử dụng quyền hành pháp để nới lỏng cấm vận cho Cuba mà không cần điều kiện đi kèm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể tiếp tục sử dụng quyền hành pháp để nới lỏng cấm vận cho Cuba mà không cần điều kiện đi kèm.
Phát biểu tại Cuba ngày 3/11, Cố vấn đặc biệt của Ngoại trưởng Mỹ David Thorne, đang ở thăm nước này, cho biết Washington sẽ cân nhắc các biện pháp tiếp theo sau khi các biện pháp nới lỏng mà Nhà Trắng ban hành trước đó phát huy hiệu quả.
Ông Thorne khẳng định "nhịp độ (cải thiện quan hệ kinh tế) trên thực tế sẽ do phía Cuba quyết định," và Washington đánh giá cao cách thức mà La Habana muốn tiến hành.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh Washington không yêu cầu phải có thêm các điều kiện khác, đặc biệt liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Kể từ tuyên bố lịch sử ngày 17/12 năm ngoái về tái thiết lập quan hệ ngoại giao, cho tới nay Tổng thống Obama đã hai lần sử dụng quyền hạn của mình để nới lỏng lệnh cấm vận cho Cuba, trong đó bao gồm giảm nhẹ hạn chế đi lại cho công dân Mỹ tới Cuba, cho phép các công ty viễn thông Mỹ được hoạt động tại Cuba cũng như nhập khẩu hàng hóa từ thành phần kinh tế tư nhân của “hòn đảo tự do.”
Lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD./.
Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề khóa họp lần thứ 70 Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Thorne khẳng định "nhịp độ (cải thiện quan hệ kinh tế) trên thực tế sẽ do phía Cuba quyết định," và Washington đánh giá cao cách thức mà La Habana muốn tiến hành.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh Washington không yêu cầu phải có thêm các điều kiện khác, đặc biệt liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Kể từ tuyên bố lịch sử ngày 17/12 năm ngoái về tái thiết lập quan hệ ngoại giao, cho tới nay Tổng thống Obama đã hai lần sử dụng quyền hạn của mình để nới lỏng lệnh cấm vận cho Cuba, trong đó bao gồm giảm nhẹ hạn chế đi lại cho công dân Mỹ tới Cuba, cho phép các công ty viễn thông Mỹ được hoạt động tại Cuba cũng như nhập khẩu hàng hóa từ thành phần kinh tế tư nhân của “hòn đảo tự do.”
Lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD./.
(TTXVN/VIETNAM+)