Ngày 7/11, tại Nga, hoạt động nhân kỷ niệm 97 năm Cách mạng tháng Mười (7/11/1917-7/11/2014) và 73 năm cuộc duyệt binh huyền thoại của Hồng quân Liên Xô đã diễn ra.
Ngày 7/11, tại Nga, hoạt động nhân kỷ niệm 97 năm Cách mạng tháng Mười (7/11/1917-7/11/2014) và 73 năm cuộc duyệt binh huyền thoại của Hồng quân Liên Xô đã diễn ra.
Ngoài ra, hơn 6.000 người đã diễu hành trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva để kỷ niệm Ngày Vinh quang chiến sỹ, ngày diễn ra cuộc diễu binh huyền thoại cách đây 73 năm. Cuộc diễu hành tái hiện tất cả các giai đoạn quan trọng của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô trước đây.
Cùng ngày, tại Belarus cũng đã diễn ra hoạt động kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã chúc mừng người dân cả nước trong ngày lễ lịch sử. Ông khẳng định hòa bình, ổn định và đồng thuận mà Belarus có được ngày nay là kết quả của việc tiếp tục phát huy những thành quả của Cách mạng tháng Mười vĩ đại.
Ngày 7/11 là ngày lịch đỏ của Belarus và được kỷ niệm như ngày lễ quốc gia. Trong ngày này, nhiều người dân của nước này đã tới đặt vòng hoa tại Tượng đài Lenin trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Minsk.
Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện lớn nhất của thế kỷ XX. Vào ngày này cách đây tròn 97 năm, chiến hạm Rạng Đông đã nã đại bác phát lệnh tổng tiến công vào Cung điện mùa Đông, thành lũy cuối cùng của chế độ Sa hoàng và là nơi cố thủ của Chính phủ tư sản lâm thời, mở ra thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
Đây là thắng lợi vĩ đại của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động.
Cuộc cách mạng cũng đã cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh với quy mô phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho hàng trăm triệu người thoát khỏi xiềng xích nô lệ và tiến lên độc lập tự do.
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại tiến bộ. Chính sự kiện ấy đã đặt dấu mốc cho con đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa Người đến với lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin./.
Binh sỹ Nga trong trang phục của các chiến sỹ Hồng quân tại lễ kỷ niệm 73 năm cuộc duyệt binh lịch sử. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Cùng ngày, tại Belarus cũng đã diễn ra hoạt động kỷ niệm Cách mạng tháng Mười. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã chúc mừng người dân cả nước trong ngày lễ lịch sử. Ông khẳng định hòa bình, ổn định và đồng thuận mà Belarus có được ngày nay là kết quả của việc tiếp tục phát huy những thành quả của Cách mạng tháng Mười vĩ đại.
Ngày 7/11 là ngày lịch đỏ của Belarus và được kỷ niệm như ngày lễ quốc gia. Trong ngày này, nhiều người dân của nước này đã tới đặt vòng hoa tại Tượng đài Lenin trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Minsk.
Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện lớn nhất của thế kỷ XX. Vào ngày này cách đây tròn 97 năm, chiến hạm Rạng Đông đã nã đại bác phát lệnh tổng tiến công vào Cung điện mùa Đông, thành lũy cuối cùng của chế độ Sa hoàng và là nơi cố thủ của Chính phủ tư sản lâm thời, mở ra thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
Đây là thắng lợi vĩ đại của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động.
Cuộc cách mạng cũng đã cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh với quy mô phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho hàng trăm triệu người thoát khỏi xiềng xích nô lệ và tiến lên độc lập tự do.
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại tiến bộ. Chính sự kiện ấy đã đặt dấu mốc cho con đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đưa Người đến với lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin./.
(TTXVN/VIETNAM+)