Báo Washington Free Beacon trích dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết một tàu ngầm Trung Quốc đã "áp sát" tàu sân bay hạt nhân USS Reagan của Mỹ.
Báo Washington Free Beacon trích dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết một tàu ngầm Trung Quốc đã “áp sát” tàu sân bay hạt nhân USS Reagan của Mỹ.
Vụ việc diễn ra chỉ ít ngày trước khi Mỹ cử tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Báo này đưa tin vụ việc diễn ra trong thời điểm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris đang có chuyến thăm lần đầu tiên tới Trung Quốc.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương và PACOM đã từ chối bình luận nhưng cũng không phủ nhận về vụ việc này.
Vụ việc được cho là xảy ra vào ngày 24/10 tại vùng biển Nhật Bản sau khi tàu sân bay USS Reagan rời cảng Yokosuka, Nhật Bản.
Nguồn tin không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết như loại tàu ngầm của Trung Quốc hay khoảng cách giữa hai tàu chiến.
Báo Washington Free Beacon coi đây là “vụ áp sát gần nhất” giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Trung Quốc trong gần một thập kỷ.
Trước đó, vụ việc tương tự xảy ra giữa tàu USS Kitty Hawk và một tàu ngầm lớp Tống vào ngày 26/10/2006.
Ngày 26/10 vừa qua, Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm ủng hộ “tự do hàng hải” tại khu vực Biển Đông.
Trung Quốc sau đó đã lên tiếng phản đối “hành vi khiêu khích” này và kêu gọi Mỹ không lặp lại hành động tương tự trong tương lai.
Ngày 29/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, Hoa Kỳ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển."
"Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”./.
Tàu sân bay hạt nhân USS Reagan của Mỹ. (Nguồn: Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ) |
Báo này đưa tin vụ việc diễn ra trong thời điểm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris đang có chuyến thăm lần đầu tiên tới Trung Quốc.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương và PACOM đã từ chối bình luận nhưng cũng không phủ nhận về vụ việc này.
Vụ việc được cho là xảy ra vào ngày 24/10 tại vùng biển Nhật Bản sau khi tàu sân bay USS Reagan rời cảng Yokosuka, Nhật Bản.
Nguồn tin không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết như loại tàu ngầm của Trung Quốc hay khoảng cách giữa hai tàu chiến.
Báo Washington Free Beacon coi đây là “vụ áp sát gần nhất” giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Trung Quốc trong gần một thập kỷ.
Trước đó, vụ việc tương tự xảy ra giữa tàu USS Kitty Hawk và một tàu ngầm lớp Tống vào ngày 26/10/2006.
Ngày 26/10 vừa qua, Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm ủng hộ “tự do hàng hải” tại khu vực Biển Đông.
Trung Quốc sau đó đã lên tiếng phản đối “hành vi khiêu khích” này và kêu gọi Mỹ không lặp lại hành động tương tự trong tương lai.
Ngày 29/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, Hoa Kỳ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển."
"Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”./.
(VIETNAM+)