Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, từ ngày 13-14/11, Hội thảo lần thứ 25 về "Khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông" diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, từ ngày 13-14/11, Hội thảo lần thứ 25 về “Khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông” diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Đây là hội thảo thường niên giữa 10 nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc Đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1990.
Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn để các nước trao đổi về các dự án hợp tác, qua đó giúp giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác đối thoại trong khu vực.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe giáo sư Hasjim Djalal, chuyên gia luật pháp quốc tế về biển đồng thời là cựu Chủ tịch của Cơ quan Đáy biển quốc tế, nói về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Bà Nguyễn Minh Nguyệt, Trưởng đoàn Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết, trong phiên thảo luận về vấn đề này, Việt Nam một lần nữa khẳng định có bằng chứng pháp lý và lịch sử về chủ quyền đối với yêu sách các đảo tại Biển Đông.
Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến gần đây tại khu vực này, đặc biệt là hoạt động mở rộng xây dựng các bãi đá, làm thay đổi nguyên trạng một số cấu trúc ở Biển Đông.
Những hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học đồng thời làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Đoàn Việt Nam đánh giá cao kết quả tích cực trong cuộc họp hồi tháng 10 vừa qua của Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo đó, hai bên đã đồng ý đi vào thảo luận các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu nghe báo cáo về tiến trình thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ hội thảo. Thông qua các dự án này, các bên có thể tăng cường hợp tác, nhờ đó giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Các dự án trong khuôn khổ hợp tác này hỗ trợ các dự án trong khuôn khổ DOC nhằm nỗ lực ngăn chặn các xung đột và giảm căng thẳng trong khu vực.
Trước đó, ngày 12/11 đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 11 của Nhóm công tác về Nghiên cứu thủy triều và mực nước biển dâng và tác động của quá trình này đối với môi trường ven biển trong khu vực Biển Đông do biến đổi khí hậu.
Đây là hoạt động nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong khu vực trong việc ứng dụng khoa học vì lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là dân cư sống ở các vùng ven biển.
Các đại biểu đã nghe thuyết trình các vấn đề về hệ thống dự báo biển; tích hợp quản lý ven biển và đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học biển trong khu vực Biển Đông.
Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào định hướng tương lai của các nhóm làm việc và những giải pháp có thể ứng dụng thực tế, trong đó sử dụng các kết quả của các hoạt động nghiên cứu đã được tiến hành; những phát triển gần đây về nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ở Biển Đông.
Phía Indonesia đã chia sẻ thông tin về các ứng dụng cho sự an toàn hàng hải ở Biển Đông; tác động của sóng và thay đổi mực nước biển đối với môi trường ven biển; các ứng dụng viễn thám trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên các hòn đảo nhỏ…/.
Hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. (Nguồn: Reuters) |
Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn để các nước trao đổi về các dự án hợp tác, qua đó giúp giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác đối thoại trong khu vực.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe giáo sư Hasjim Djalal, chuyên gia luật pháp quốc tế về biển đồng thời là cựu Chủ tịch của Cơ quan Đáy biển quốc tế, nói về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Bà Nguyễn Minh Nguyệt, Trưởng đoàn Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết, trong phiên thảo luận về vấn đề này, Việt Nam một lần nữa khẳng định có bằng chứng pháp lý và lịch sử về chủ quyền đối với yêu sách các đảo tại Biển Đông.
Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến gần đây tại khu vực này, đặc biệt là hoạt động mở rộng xây dựng các bãi đá, làm thay đổi nguyên trạng một số cấu trúc ở Biển Đông.
Những hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học đồng thời làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Đoàn Việt Nam đánh giá cao kết quả tích cực trong cuộc họp hồi tháng 10 vừa qua của Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo đó, hai bên đã đồng ý đi vào thảo luận các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu nghe báo cáo về tiến trình thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ hội thảo. Thông qua các dự án này, các bên có thể tăng cường hợp tác, nhờ đó giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Các dự án trong khuôn khổ hợp tác này hỗ trợ các dự án trong khuôn khổ DOC nhằm nỗ lực ngăn chặn các xung đột và giảm căng thẳng trong khu vực.
Trước đó, ngày 12/11 đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 11 của Nhóm công tác về Nghiên cứu thủy triều và mực nước biển dâng và tác động của quá trình này đối với môi trường ven biển trong khu vực Biển Đông do biến đổi khí hậu.
Đây là hoạt động nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong khu vực trong việc ứng dụng khoa học vì lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là dân cư sống ở các vùng ven biển.
Các đại biểu đã nghe thuyết trình các vấn đề về hệ thống dự báo biển; tích hợp quản lý ven biển và đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học biển trong khu vực Biển Đông.
Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào định hướng tương lai của các nhóm làm việc và những giải pháp có thể ứng dụng thực tế, trong đó sử dụng các kết quả của các hoạt động nghiên cứu đã được tiến hành; những phát triển gần đây về nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ở Biển Đông.
Phía Indonesia đã chia sẻ thông tin về các ứng dụng cho sự an toàn hàng hải ở Biển Đông; tác động của sóng và thay đổi mực nước biển đối với môi trường ven biển; các ứng dụng viễn thám trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên các hòn đảo nhỏ…/.
(TTXVN/VIETNAM+)