Hãng tin Interfax dẫn lời một nhà điều tra Ai Cập cho biết qua phân tích các hộp đen, vào thời điểm chiếc máy bay A321 của Hãng hàng không Kogalymavia, bay từ Sharm el-Sheikh tới St. Petersburg biến mất khỏi màn hình radar, trong hộp đen đã ghi nhận những tiếng động lạ.
Hãng tin Interfax dẫn lời một nhà điều tra Ai Cập cho biết qua phân tích các hộp đen, vào thời điểm chiếc máy bay A321 của Hãng hàng không Kogalymavia, bay từ Sharm el-Sheikh tới St. Petersburg biến mất khỏi màn hình radar, trong hộp đen đã ghi nhận những tiếng động lạ.
Theo nguồn tin trên, hộp đen ghi âm cuộc nói chuyện giữa các phi công với trạm điều khiển không lưu dưới mặt đất cho thấy "4 phút trước khi máy bay biến mất khỏi radar tình hình vẫn bình thường" và phi hành đoàn không nhận được thông tin về những trục trặc trên máy bay cho tới thời điểm tai nạn.
Nguồn tin cũng xác nhận phi hành đoàn đã không đánh tín hiệu cầu cứu.
Nguồn tin cũng loại trừ nguyên nhân chiếc máy bay bị vỡ trên không trung do một bình gas hoặc bình cứu hỏa phát nổ.
Theo ông này, thân máy bay đủ khả năng chịu lực trong những trường hợp như vậy.
Trước đó, kênh truyền hình CBS của Mỹ đưa tin, một vệ tinh hồng ngoại của Mỹ đã phát hiện ảnh lửa lóe lên tại bán đảo Sinai vào thời điểm chiếc A321 bị rơi.
Một giả thuyết cho rằng đó có thể là do một quả bom phát nổ, còn theo giả thuyết khác vụ nổ có thể xảy ra trong bình chứa nhiên liệu do trục trặc kỹ thuật.
Tuy nhiên, kênh truyền hình ABC dẫn một nguồn tin từ Lầu Năm Góc lưu ý ánh lửa có thể không liên quan đến vụ tai nạn.
Một giả thuyết tai nạn khác có thể là yếu tố con người. Phi công điều khiển chiến máy bay hành khách hiện đại của Airbus thường chỉ vận hành hệ thống máy tính, trong khi hệ thống này theo thời gian có thể gặp trục trặc.
Điều này thường xảy khi cảm biến không thông báo cho hệ thống máy tính về hoạt động của các hệ thống nào đó trên máy bay.
Các chuyên gia viện dẫn vụ tai nạn máy bay Airbus A330 của Hãng hàng không Air France, bay từ Rio de Janeiro tới Paris qua Đại Tây Dương tháng 6/2009.
Khi đó, chiếc máy bay đang bay qua biển, ống Pito bị đóng băng nên không thể chuyển dữ liệu vận tốc máy bay đến hệ thống máy tính.
Do thiếu dữ liệu tốc độ, hệ thống bay tự động tự ngắt, song phi công đã không sẵn sàng chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay, chiếc máy bay rơi vào vùng xoáy và sau đó rơi xuống biển./.
Điều tra tại hiện trường vụ rơi máy bay A321 của hãng hàng không Kogalymavia, Nga. (Ảnh: THX/ TTXVN) |
Nguồn tin cũng xác nhận phi hành đoàn đã không đánh tín hiệu cầu cứu.
Nguồn tin cũng loại trừ nguyên nhân chiếc máy bay bị vỡ trên không trung do một bình gas hoặc bình cứu hỏa phát nổ.
Theo ông này, thân máy bay đủ khả năng chịu lực trong những trường hợp như vậy.
Trước đó, kênh truyền hình CBS của Mỹ đưa tin, một vệ tinh hồng ngoại của Mỹ đã phát hiện ảnh lửa lóe lên tại bán đảo Sinai vào thời điểm chiếc A321 bị rơi.
Một giả thuyết cho rằng đó có thể là do một quả bom phát nổ, còn theo giả thuyết khác vụ nổ có thể xảy ra trong bình chứa nhiên liệu do trục trặc kỹ thuật.
Tuy nhiên, kênh truyền hình ABC dẫn một nguồn tin từ Lầu Năm Góc lưu ý ánh lửa có thể không liên quan đến vụ tai nạn.
Một giả thuyết tai nạn khác có thể là yếu tố con người. Phi công điều khiển chiến máy bay hành khách hiện đại của Airbus thường chỉ vận hành hệ thống máy tính, trong khi hệ thống này theo thời gian có thể gặp trục trặc.
Điều này thường xảy khi cảm biến không thông báo cho hệ thống máy tính về hoạt động của các hệ thống nào đó trên máy bay.
Các chuyên gia viện dẫn vụ tai nạn máy bay Airbus A330 của Hãng hàng không Air France, bay từ Rio de Janeiro tới Paris qua Đại Tây Dương tháng 6/2009.
Khi đó, chiếc máy bay đang bay qua biển, ống Pito bị đóng băng nên không thể chuyển dữ liệu vận tốc máy bay đến hệ thống máy tính.
Do thiếu dữ liệu tốc độ, hệ thống bay tự động tự ngắt, song phi công đã không sẵn sàng chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay, chiếc máy bay rơi vào vùng xoáy và sau đó rơi xuống biển./.
(TTXVN/VIETNAM+)