Ngày 7/5, 240.000 người ủng hộ các đảng đối lập ở Ba Lan đã tập trung tại thủ đô Warsaw để biểu tình và tuần hành phản đối chính phủ bảo thủ của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS).
Ngày 7/5, 240.000 người ủng hộ các đảng đối lập ở Ba Lan đã tập trung tại thủ đô Warsaw để biểu tình và tuần hành phản đối chính phủ bảo thủ của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS).
Con số người tham gia kỷ lục biến sự kiện này trở thành cuộc biểu tình lớn nhất ở Ba Lan kể từ năm 1989 đến nay.
Những người biểu tình ủng hộ sự đoàn kết với Liên minh châu Âu (EU) và phản đối chính sách đối ngoại, đối nội của đảng PiS cầm quyền. Trên các con đường ở Warsaw, người biểu tình giơ cao các khẩu hiệu “Chúng ta ở châu Âu,” “Chúng ta sống tại châu Âu.”
Đoàn người kéo dài hơn 3km và số lượng đông đảo vượt ngoài dự đoán của cảnh sát và chính quyền thành phố. Dẫn đầu cuộc biểu tình lần này có cựu Tổng thống Ba Lan Bronislav Komorovski, cựu Ngoại trưởng Grzegorz Shetyna - hiện là Chủ tịch đảng Diễn đàn Nhân dân (PO) và một số lãnh tụ các đảng cánh tả và bảo thủ đối lập khác.
Những cải cách luật pháp mà PiS tiến hành như muốn tăng quyền tuyệt đối cho lực lượng cảnh sát và giới hạn quyền lực của toà án hiến pháp, cũng như việc chỉ định người đứng đầu các vị trí lãnh đạo các cơ quan truyền thông công cộng ở nước này đã dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ Ba Lan-EU nhiều tháng qua./.
Biểu tình phản đối chính phủ bảo thủ tại Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
Những người biểu tình ủng hộ sự đoàn kết với Liên minh châu Âu (EU) và phản đối chính sách đối ngoại, đối nội của đảng PiS cầm quyền. Trên các con đường ở Warsaw, người biểu tình giơ cao các khẩu hiệu “Chúng ta ở châu Âu,” “Chúng ta sống tại châu Âu.”
Đoàn người kéo dài hơn 3km và số lượng đông đảo vượt ngoài dự đoán của cảnh sát và chính quyền thành phố. Dẫn đầu cuộc biểu tình lần này có cựu Tổng thống Ba Lan Bronislav Komorovski, cựu Ngoại trưởng Grzegorz Shetyna - hiện là Chủ tịch đảng Diễn đàn Nhân dân (PO) và một số lãnh tụ các đảng cánh tả và bảo thủ đối lập khác.
Những cải cách luật pháp mà PiS tiến hành như muốn tăng quyền tuyệt đối cho lực lượng cảnh sát và giới hạn quyền lực của toà án hiến pháp, cũng như việc chỉ định người đứng đầu các vị trí lãnh đạo các cơ quan truyền thông công cộng ở nước này đã dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ Ba Lan-EU nhiều tháng qua./.
(VIETNAM+)