Trong hai ngày 6-7/5, tại Đại học Yale, bang Connecticut, Mỹ, đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Xung đột tại Biển Đông."
Trong hai ngày 6-7/5, tại Đại học Yale, bang Connecticut, Mỹ, đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Xung đột tại Biển Đông."
Hội thảo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các học giả hàng đầu về vấn đề Biển Đông đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín có trụ sở tại Mỹ và các nước như Pháp, Đức, Australia, Anh, Canada...
Hội thảo chia làm ba phiên, thảo luận về các vấn đề như lịch sử các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Biển Đông và vị trí địa chính trị, vai trò của luật pháp trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Theo các nội dung thảo luận tại hội thảo, các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1933. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, các học giả Trung Quốc bắt đầu đề cập đến khu vực Trung Quốc yêu sách như là "một bộ phận địa chính trị quốc gia" của Trung Quốc. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu các nỗ lực chính thức đầu tiên trong việc xác định chủ quyền tại đây thông qua "Ủy ban thanh tra bản đồ đất liền và biển."
Trung Quốc cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều diễn giả nhấn mạnh yêu sách này bản thân nó đã không đảm bảo tính rõ ràng về lịch sử và cần phải kiểm chứng. Kể từ khi đưa ra yêu sách về "đuờng chữ U," Trung Quốc vẫn mập mờ về các vùng nước và các quyền đối với yêu sách chủ quyền này.
Học giả đã viện dẫn nhiều tài liệu và bản đồ cổ, bao gồm cả của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực và của những người phương Tây khi đi qua vùng biển này, chứng minh điều ngược lại đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Nhiều tài liệu pháp lý, lịch sử và bản đồ phương Tây xuất bản giai đoạn từ thế kỷ 16-19, thậm chí có cả bản đồ của Trung Quốc xuất bản vào khoảng thế kỷ 19-20, cũng được đưa ra để chứng minh rằng người Việt Nam đã xuất hiện và thường xuyên có mặt tại khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa.
Theo các học giả, Trung Quốc đang tìm cách biến một khu vực biển rộng lớn thành lãnh thổ của riêng mình không phải vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hay vì sự an ninh an toàn của hàng hải quốc tế tại đây, mà chính là vì vị trí chiến lược của vùng biển này.
Cũng tại hội thảo, các học giả cảnh báo Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự có đủ sức mạnh chi phối, kiểm soát được chuỗi đảo thứ nhất tại Biển Đông, đối đầu với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama.
Các đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể được sử dụng làm cơ sở hậu cần cho các hoạt động của ngư dân, ngành công nghiệp cácbon và các cơ quan thực thi pháp luật. Quan trọng hơn là các cơ sở này có thể được sử dụng để quân đội Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông trong tương lai.
Có học giả cho rằng nếu như trước kia, chủ nghĩa thực dân cũ xâm lược lãnh thổ đất liền để kiểm soát các nguồn tài nguyền và dân cư thì giờ đây Trung Quốc đang bị coi là "chủ nghĩa thực dân" mới do tiến hành các hoạt động xây dựng trên các rạn san hô ngầm để kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên.
Nhằm đáp trả lại việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã không ngừng tiến hành các hoạt động quyết đoán, khiêu khích tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đang từ từ quân sự hóa các đảo nhân tạo, điều này giúp gia tăng sức mạnh cho hải quân, có thể tạo thế cân bằng về sức mạnh so với các lực lượng hải quân đang hiện hiện tại Biển Đông trong những thập kỷ tới. Chỉ thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thì Mỹ có thể sẽ không ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng biển này.
Các học giả nhắc lại rằng Trung Quốc đã có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước tại Biển Đông. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.
Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò, hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến hành tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi ngầm, thậm chí tiến hành các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế.
Tại hội thảo, các học giả lưu ý đến một xu hướng mới đáng ngại, đó là Trung Quốc đang tăng cường sử dụng đội tàu cá kết hợp tàu thương mại và các tàu của lực lượng thực thi pháp luật làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng lực lượng dân quân biển vào mục đích làm thay đổi nguyên trạng. Một khi có xung đột vũ trang xảy ra, lực lượng dân quân này có thể đóng vai trò như lực lượng hải quân không chính thức. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc phân định đâu là tàu cá và đâu là tàu chiến và rõ ràng, điều này đang gây ra nhiều thách thức cho các quốc gia láng giềng.
Tất cả các đại biểu tham dự hội thảo đều nhấn mạnh rằng các nước cần sử dụng các biện pháp hòa bình dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông./.
Học giả tham luận tại hội thảo "Xung đột tại Biển Đông." (Ảnh: Hữu Hoàng/Vietnam+) |
Hội thảo chia làm ba phiên, thảo luận về các vấn đề như lịch sử các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Biển Đông và vị trí địa chính trị, vai trò của luật pháp trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Theo các nội dung thảo luận tại hội thảo, các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1933. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, các học giả Trung Quốc bắt đầu đề cập đến khu vực Trung Quốc yêu sách như là "một bộ phận địa chính trị quốc gia" của Trung Quốc. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc bắt đầu các nỗ lực chính thức đầu tiên trong việc xác định chủ quyền tại đây thông qua "Ủy ban thanh tra bản đồ đất liền và biển."
Trung Quốc cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều diễn giả nhấn mạnh yêu sách này bản thân nó đã không đảm bảo tính rõ ràng về lịch sử và cần phải kiểm chứng. Kể từ khi đưa ra yêu sách về "đuờng chữ U," Trung Quốc vẫn mập mờ về các vùng nước và các quyền đối với yêu sách chủ quyền này.
Học giả đã viện dẫn nhiều tài liệu và bản đồ cổ, bao gồm cả của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực và của những người phương Tây khi đi qua vùng biển này, chứng minh điều ngược lại đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Nhiều tài liệu pháp lý, lịch sử và bản đồ phương Tây xuất bản giai đoạn từ thế kỷ 16-19, thậm chí có cả bản đồ của Trung Quốc xuất bản vào khoảng thế kỷ 19-20, cũng được đưa ra để chứng minh rằng người Việt Nam đã xuất hiện và thường xuyên có mặt tại khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa.
Theo các học giả, Trung Quốc đang tìm cách biến một khu vực biển rộng lớn thành lãnh thổ của riêng mình không phải vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hay vì sự an ninh an toàn của hàng hải quốc tế tại đây, mà chính là vì vị trí chiến lược của vùng biển này.
Cũng tại hội thảo, các học giả cảnh báo Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự có đủ sức mạnh chi phối, kiểm soát được chuỗi đảo thứ nhất tại Biển Đông, đối đầu với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama.
Các đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể được sử dụng làm cơ sở hậu cần cho các hoạt động của ngư dân, ngành công nghiệp cácbon và các cơ quan thực thi pháp luật. Quan trọng hơn là các cơ sở này có thể được sử dụng để quân đội Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông trong tương lai.
Có học giả cho rằng nếu như trước kia, chủ nghĩa thực dân cũ xâm lược lãnh thổ đất liền để kiểm soát các nguồn tài nguyền và dân cư thì giờ đây Trung Quốc đang bị coi là "chủ nghĩa thực dân" mới do tiến hành các hoạt động xây dựng trên các rạn san hô ngầm để kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên.
Nhằm đáp trả lại việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc đã không ngừng tiến hành các hoạt động quyết đoán, khiêu khích tại bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đang từ từ quân sự hóa các đảo nhân tạo, điều này giúp gia tăng sức mạnh cho hải quân, có thể tạo thế cân bằng về sức mạnh so với các lực lượng hải quân đang hiện hiện tại Biển Đông trong những thập kỷ tới. Chỉ thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thì Mỹ có thể sẽ không ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng biển này.
Các học giả nhắc lại rằng Trung Quốc đã có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước tại Biển Đông. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.
Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò, hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến hành tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi ngầm, thậm chí tiến hành các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế.
Tại hội thảo, các học giả lưu ý đến một xu hướng mới đáng ngại, đó là Trung Quốc đang tăng cường sử dụng đội tàu cá kết hợp tàu thương mại và các tàu của lực lượng thực thi pháp luật làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng lực lượng dân quân biển vào mục đích làm thay đổi nguyên trạng. Một khi có xung đột vũ trang xảy ra, lực lượng dân quân này có thể đóng vai trò như lực lượng hải quân không chính thức. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc phân định đâu là tàu cá và đâu là tàu chiến và rõ ràng, điều này đang gây ra nhiều thách thức cho các quốc gia láng giềng.
Tất cả các đại biểu tham dự hội thảo đều nhấn mạnh rằng các nước cần sử dụng các biện pháp hòa bình dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông./.
(VIETNAM+)