Trong phiên họp toàn thể không chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 3/5, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vladimir Safronkov tuyên bố Moskva chấp nhận việc mở rộng số thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong quá trình cải cách cơ quan này.
Trong phiên họp toàn thể không chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 3/5, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vladimir Safronkov tuyên bố Moskva chấp nhận việc mở rộng số thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong quá trình cải cách cơ quan này.
Ông Safronkov nhấn mạnh: "Quan điểm của Nga là không loại trừ phương án cải cách, theo đó Hội đồng Bảo an sẽ có các ủy viên thường trực mới."
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng để có thể quyết định có lợi cho lựa chọn này, cần đưa ra một chương trình hoàn thiện, trong đó có những nước cụ thể sẽ giữ cương vị ủy viên thường trực.
Ông Safronkov cũng khuyến cáo cần có "cái nhìn sâu hơn" về đề xuất lập các ủy viên Hội đồng Bảo an mới với nhiệm kỳ dài hơn 2 năm.
Ông đồng thời cho rằng trong bất kỳ kịch bản mở rộng Hội đồng Bảo an nào, cần không thay đổi những đặc quyền của các ủy viên thường trực hiện nay, kể cả quyền phủ quyết.
Hiện Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 quốc gia thành viên, gồm 5 ủy viên thường trực (Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp) và 10 ủy viên không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra theo nhiệm kỳ 2 năm.
Các ủy viên không thường trực được bầu trên cơ sở địa lý, 5 ủy viên là các nước châu Phi và châu Á, 1 ủy viên ở Đông Âu, 2 ủy viên ở Mỹ Latinh, 2 ủy viên ở Tây Âu và các quốc gia khác.
Nhiều nước thành viên Liên hợp quốc đã lên tiếng về việc cải cách của các cơ quan điều hành thuộc Liên hợp quốc, vì cho rằng cơ cấu hiện nay không phản ánh đúng việc phẩn bổ quyền lực trên thế giới.
Hồi tháng 9/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ủng hộ ý tưởng cải cách cơ cấu Hội đồng Bảo an.
Khi đó, bà Merkel tuyên bố trong cuộc gặp với đại diện của Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản rằng: "Chúng ta cần một phương pháp giải quyết vấn đề mới. Điều này khiến cho việc cải cách Hội đồng Bảo an là cần thiết. Đó là cuộc cải cách phản ánh tốt hơn sự phân bố quyền lực thực sự trên thế giới"./.
Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vladimir Safronkov. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng để có thể quyết định có lợi cho lựa chọn này, cần đưa ra một chương trình hoàn thiện, trong đó có những nước cụ thể sẽ giữ cương vị ủy viên thường trực.
Ông Safronkov cũng khuyến cáo cần có "cái nhìn sâu hơn" về đề xuất lập các ủy viên Hội đồng Bảo an mới với nhiệm kỳ dài hơn 2 năm.
Ông đồng thời cho rằng trong bất kỳ kịch bản mở rộng Hội đồng Bảo an nào, cần không thay đổi những đặc quyền của các ủy viên thường trực hiện nay, kể cả quyền phủ quyết.
Hiện Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 quốc gia thành viên, gồm 5 ủy viên thường trực (Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp) và 10 ủy viên không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra theo nhiệm kỳ 2 năm.
Các ủy viên không thường trực được bầu trên cơ sở địa lý, 5 ủy viên là các nước châu Phi và châu Á, 1 ủy viên ở Đông Âu, 2 ủy viên ở Mỹ Latinh, 2 ủy viên ở Tây Âu và các quốc gia khác.
Nhiều nước thành viên Liên hợp quốc đã lên tiếng về việc cải cách của các cơ quan điều hành thuộc Liên hợp quốc, vì cho rằng cơ cấu hiện nay không phản ánh đúng việc phẩn bổ quyền lực trên thế giới.
Hồi tháng 9/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ủng hộ ý tưởng cải cách cơ cấu Hội đồng Bảo an.
Khi đó, bà Merkel tuyên bố trong cuộc gặp với đại diện của Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản rằng: "Chúng ta cần một phương pháp giải quyết vấn đề mới. Điều này khiến cho việc cải cách Hội đồng Bảo an là cần thiết. Đó là cuộc cải cách phản ánh tốt hơn sự phân bố quyền lực thực sự trên thế giới"./.
(TTXVN/VIETNAM+)