Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 9/7, đã kết thúc sau hai ngày nhóm họp tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, trong đó NATO nhất trí tăng cường khả năng răn đe, phòng thủ cũng như nỗ lực ổn định khu vực láng giềng.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 9/7, đã kết thúc sau hai ngày nhóm họp tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, trong đó NATO nhất trí tăng cường khả năng răn đe, phòng thủ cũng như nỗ lực ổn định khu vực láng giềng.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định tổ chức quân sự này vẫn là "nguồn an ninh cơ bản" cho sự ổn định của thế giới. Ông nhấn mạnh Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này là hội nghị lịch sử, diễn ra vào thời điểm mang tính quyết định về vấn đề an ninh.
Theo Tổng Thư ký, NATO cần phải điều chỉnh trong một thế giới biến động với nhiều thách thức và hội nghị tại Warsaw đã cho thấy sự đoàn kết và thống nhất của khối.
Kết thúc ngày họp đầu tiên, các nhà lãnh đạo NATO đã quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực sườn phía Đông của khối bắt đầu từ năm 2017 với 4 tiểu đoàn đóng luân phiên tại Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva. NATO cũng nhất trí tăng cường sự hiện diện ở khu vực Đông Nam, đẩy mạnh phòng thủ mạng, công nhận không gian mạng là mặt trận tác chiến mới.
Trong ngày thứ hai, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch ổn định với việc hỗ trợ cho các đối tác. Bên cạnh đó, NATO cũng quyết định triển khai các máy bay do thám AWACS giúp thu thập thông tin cho lực lượng liên quân chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng; nhất trí mở rộng sự hiện diện của hải quân ở Địa Trung Hải. Các nhà lãnh đạo NATO, Afghanistan và các đối tác cũng nhất trí tiếp tục triển khai sứ mệnh hỗ trợ ở quốc gia Tây Nam Á sau năm 2016, đồng thời cam kết hỗ trợ cho các lực lượng Afghanistan tới năm 2020.
Bên lề hội nghị, Tổng Thư ký Stoltenberg đã ký Tuyên bố chung với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC), cam kết đưa quan hệ NATO và Liên minh châu Âu (EU) lên một tầm cao mới, trong đó cũng đề cập tới các lĩnh vực có thể hợp tác, như an ninh hàng hải và an ninh mạng.
Trong thông cáo kết thúc hội nghị, NATO cũng hoan nghênh nỗ lực của các nước thành viên trong việc giảm lệ thuộc vào thiết bị quân sự của Nga. Hồi tháng 9/2014, các nhà lãnh đạo NATO họp thượng đỉnh tại xứ Wales đã cam kết tăng dần chi phí quân sự lên mức 2% Tỏng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng, mua sắm mới vũ khí và trang thiết bị quân sự của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, một trong những nhà cung cấp vũ khí chủ chốt của NATO./.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Reuters) |
Theo Tổng Thư ký, NATO cần phải điều chỉnh trong một thế giới biến động với nhiều thách thức và hội nghị tại Warsaw đã cho thấy sự đoàn kết và thống nhất của khối.
Kết thúc ngày họp đầu tiên, các nhà lãnh đạo NATO đã quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực sườn phía Đông của khối bắt đầu từ năm 2017 với 4 tiểu đoàn đóng luân phiên tại Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva. NATO cũng nhất trí tăng cường sự hiện diện ở khu vực Đông Nam, đẩy mạnh phòng thủ mạng, công nhận không gian mạng là mặt trận tác chiến mới.
Trong ngày thứ hai, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch ổn định với việc hỗ trợ cho các đối tác. Bên cạnh đó, NATO cũng quyết định triển khai các máy bay do thám AWACS giúp thu thập thông tin cho lực lượng liên quân chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng; nhất trí mở rộng sự hiện diện của hải quân ở Địa Trung Hải. Các nhà lãnh đạo NATO, Afghanistan và các đối tác cũng nhất trí tiếp tục triển khai sứ mệnh hỗ trợ ở quốc gia Tây Nam Á sau năm 2016, đồng thời cam kết hỗ trợ cho các lực lượng Afghanistan tới năm 2020.
Bên lề hội nghị, Tổng Thư ký Stoltenberg đã ký Tuyên bố chung với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC), cam kết đưa quan hệ NATO và Liên minh châu Âu (EU) lên một tầm cao mới, trong đó cũng đề cập tới các lĩnh vực có thể hợp tác, như an ninh hàng hải và an ninh mạng.
Trong thông cáo kết thúc hội nghị, NATO cũng hoan nghênh nỗ lực của các nước thành viên trong việc giảm lệ thuộc vào thiết bị quân sự của Nga. Hồi tháng 9/2014, các nhà lãnh đạo NATO họp thượng đỉnh tại xứ Wales đã cam kết tăng dần chi phí quân sự lên mức 2% Tỏng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng, mua sắm mới vũ khí và trang thiết bị quân sự của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, một trong những nhà cung cấp vũ khí chủ chốt của NATO./.
(TTXVN/VIETNAM+)