Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin đã bác bỏ báo cáo mới nhất của nhóm điều tra quốc tế về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học khi tham chiến, đồng thời nhấn mạnh rằng văn bản này không "thuyết phục" và không có đủ bằng chứng.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin đã bác bỏ báo cáo mới nhất của nhóm điều tra quốc tế về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học khi tham chiến, đồng thời nhấn mạnh rằng văn bản này không "thuyết phục" và không có đủ bằng chứng.
Theo báo cáo kín thứ 4 được đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi cuối tuần trước, kết quả cuộc điều tra quốc tế kéo dài 13 tháng, do nhóm Cơ chế Điều tra chung của Liên hợp quốc và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tiến hành, cho thấy các lực lượng Chính phủ Syria đã thả bom thùng có chứa khí clo trong cuộc tấn công ngôi làng Qmenas, thuộc tỉnh Idlib (Tây Bắc Syria) hồi tháng 3/2015. Ngay sau đó, Syria đã lên tiếng phản đối cáo buộc này.
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an ngày 27/10 được tổ chức để xem xét báo cáo của nhóm điều tra, Đại sứ Churkin cho rằng cáo buộc đều "không có cơ sở chứng thực," trong khi các bằng chứng cần thiết lại mâu thuẫn và do đó "không thuyết phục." Ông cho rằng việc khó tiếp cận các khu vực bị nghi có sử dụng vũ khí hóa học do phe đối lập kiểm soát để lấy mẫu là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính xác thực của báo cáo.
Cũng trong cuộc họp này, đại diện của Pháp và Anh tại Liên hợp quốc đã yêu cầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với những cá nhân liên quan hoạt động sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công tại Syria hoặc tại bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Nga, kết luận trong báo cáo trên của nhóm điều tra quốc tế không đáng tin cậy, đồng thời không mang tính ràng buộc pháp lý, do vậy không thể coi đây là lý do cho các động thái trừng phạt.
Mặt khác, Đại sứ Churkin cũng khuyến cáo chính quyền Syria, với vai trò là một thành viên của OPCW, nên tiến hành một cuộc điều tra toàn diện trên cả nước đối với những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học mà nhóm điều tra đưa ra.
Trước đó, trong một báo cáo công bố hồi tháng Tám vừa qua, Liên hợp quốc và OPCW cũng cáo buộc quân Chính phủ Syria đã tiến hành hai cuộc tấn công bằng khí clo, ở Talmenes hôm 21/4/2014 và Sarmin hôm 16/3/2015, trong khi IS đã sử dụng khí mù tạc lưu huỳnh trong một vụ tấn công.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận về năm vụ tấn công, trong đó, chưa xác định bên nào chịu trách nhiệm về hai vụ tấn công vũ khí hóa học khác. Cuộc điều tra dự kiến sẽ được kéo dài đến ngày 31/10 tới. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ thảo luận về báo cáo trên trong ngày 27/10.
Việc sử dụng khí clo làm vũ khí tấn công đã bị cấm theo Hiệp ước Vũ khí hóa học năm 1997. Nếu hít phải, khí clo sẽ chuyển thành axit clohydric ở trong phổi và có thể khiến nạn nhân tử vong.
Năm 2013, Syria nhất trí tiêu hủy kho vũ khí hóa học theo một thỏa thuận do Nga và Mỹ làm trung gian. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra một nghị quyết nêu rõ nếu trong trường hợp không tuân thủ trong đó có "việc chuyển vũ khí hóa học trái phép hoặc bất cứ bên nào sử dụng vũ khí hóa học" ở Syria, cơ quan này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép Hội đồng Bảo an áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc sử dụng vũ lực./.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin trong một cuộc họp báo ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an ngày 27/10 được tổ chức để xem xét báo cáo của nhóm điều tra, Đại sứ Churkin cho rằng cáo buộc đều "không có cơ sở chứng thực," trong khi các bằng chứng cần thiết lại mâu thuẫn và do đó "không thuyết phục." Ông cho rằng việc khó tiếp cận các khu vực bị nghi có sử dụng vũ khí hóa học do phe đối lập kiểm soát để lấy mẫu là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính xác thực của báo cáo.
Cũng trong cuộc họp này, đại diện của Pháp và Anh tại Liên hợp quốc đã yêu cầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với những cá nhân liên quan hoạt động sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công tại Syria hoặc tại bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Nga, kết luận trong báo cáo trên của nhóm điều tra quốc tế không đáng tin cậy, đồng thời không mang tính ràng buộc pháp lý, do vậy không thể coi đây là lý do cho các động thái trừng phạt.
Mặt khác, Đại sứ Churkin cũng khuyến cáo chính quyền Syria, với vai trò là một thành viên của OPCW, nên tiến hành một cuộc điều tra toàn diện trên cả nước đối với những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học mà nhóm điều tra đưa ra.
Trước đó, trong một báo cáo công bố hồi tháng Tám vừa qua, Liên hợp quốc và OPCW cũng cáo buộc quân Chính phủ Syria đã tiến hành hai cuộc tấn công bằng khí clo, ở Talmenes hôm 21/4/2014 và Sarmin hôm 16/3/2015, trong khi IS đã sử dụng khí mù tạc lưu huỳnh trong một vụ tấn công.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận về năm vụ tấn công, trong đó, chưa xác định bên nào chịu trách nhiệm về hai vụ tấn công vũ khí hóa học khác. Cuộc điều tra dự kiến sẽ được kéo dài đến ngày 31/10 tới. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ thảo luận về báo cáo trên trong ngày 27/10.
Việc sử dụng khí clo làm vũ khí tấn công đã bị cấm theo Hiệp ước Vũ khí hóa học năm 1997. Nếu hít phải, khí clo sẽ chuyển thành axit clohydric ở trong phổi và có thể khiến nạn nhân tử vong.
Năm 2013, Syria nhất trí tiêu hủy kho vũ khí hóa học theo một thỏa thuận do Nga và Mỹ làm trung gian. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra một nghị quyết nêu rõ nếu trong trường hợp không tuân thủ trong đó có "việc chuyển vũ khí hóa học trái phép hoặc bất cứ bên nào sử dụng vũ khí hóa học" ở Syria, cơ quan này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép Hội đồng Bảo an áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc sử dụng vũ lực./.
(TTXVN/VIETNAM+)