Ngày 29/5, giao tranh giữa lực lượng an ninh Philippines và các tay súng Hồi giáo ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao ở miền Nam tiếp diễn ác liệt, trong khi khoảng 2.000 người dân đang mắc kẹt bên trong thành phố này.
Ngày 29/5, giao tranh giữa lực lượng an ninh Philippines và các tay súng Hồi giáo ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao ở miền Nam tiếp diễn ác liệt, trong khi khoảng 2.000 người dân đang mắc kẹt bên trong thành phố này.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã ban bố thiết quân luật trên toàn Mindanao ngay sau khi giao tranh bùng phát. Tuy nhiên, các cuộc giao tranh trên đường phố cùng các chiến dịch ném bom của quân đội cho đến nay vẫn chưa chấm dứt được cuộc khủng hoảng tại Marawi, một trong những thành phố Hồi giáo lớn nhất ở đất nước có đa số người theo đạo Cơ đốc này.
Nhà chức trách đã lên tiếng báo động về số phận của những người dân đang bị mắc kẹt.
Người phát ngôn của ủy ban quản lý khủng hoảng tỉnh Mindanao, ông Zia Alonto Adiong cho biết những người dân bị mắc kẹt đang kêu cứu vì không thể thoát ra khỏi các khu vực chiến sự do lo sợ đi qua các điểm kiểm soát của phiến quân.
Nhà chức trách cho biết các tay súng đã sát hại ít nhất 19 dân thường, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, có 17 thành viên lực lượng an ninh thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. 61 tay súng bị tiêu diệt.
Trong một diễn biến mới nhất, người phát ngôn của phủ Tổng thống, ông Ernesto Abella ngày 29/5 cho biết các lực lượng an ninh Philippines đã kiểm soát hầu hết thành phố Marawi, chỉ còn một số khu vực nhỏ đang nằm trong tay phiến quân.
Mindanao là địa bàn hoạt động của một số nhóm phiến quân Hồi giáo tiến hành các hoạt động nổi dây đòi quyền tự trị lớn hơn. Giao tranh tại Marawi bùng phát vào chiều 23/5 sau khi lực lượng an ninh đột kích một ngôi nhà nghi là nơi ẩn náu của Isnilon Hapilon, thủ lĩnh của nhóm phiến quân Abu Sayyaf, đồng thời là phần tử đứng đầu chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Philippines. Tên này cũng bị Mỹ liệt vào danh sách những phần tử khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và treo thưởng 5 triệu USD để bắt giữ.
Tổng thống Duterte và giới chức quân sự Philippines cho biết hầu hết các tay súng đang giao tranh với quân chính phủ ở Marawi thuộc nhóm vũ trang Maute gồm khoảng 260 thành viên và đã tuyên bố trung thành với IS. Mới đây, Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đối xử với các lực lượng nổi dậy giống như với binh sỹ chính phủ nếu họ tham gia vào cuộc chiến chống IS./.
Binh sỹ Phillippines trong chiến dịch truy quét phiến quân ở thành phố Marawi ngày 24/5. (Nguồn: EPA/TTXVN) |
Nhà chức trách đã lên tiếng báo động về số phận của những người dân đang bị mắc kẹt.
Người phát ngôn của ủy ban quản lý khủng hoảng tỉnh Mindanao, ông Zia Alonto Adiong cho biết những người dân bị mắc kẹt đang kêu cứu vì không thể thoát ra khỏi các khu vực chiến sự do lo sợ đi qua các điểm kiểm soát của phiến quân.
Nhà chức trách cho biết các tay súng đã sát hại ít nhất 19 dân thường, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, có 17 thành viên lực lượng an ninh thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. 61 tay súng bị tiêu diệt.
Trong một diễn biến mới nhất, người phát ngôn của phủ Tổng thống, ông Ernesto Abella ngày 29/5 cho biết các lực lượng an ninh Philippines đã kiểm soát hầu hết thành phố Marawi, chỉ còn một số khu vực nhỏ đang nằm trong tay phiến quân.
Mindanao là địa bàn hoạt động của một số nhóm phiến quân Hồi giáo tiến hành các hoạt động nổi dây đòi quyền tự trị lớn hơn. Giao tranh tại Marawi bùng phát vào chiều 23/5 sau khi lực lượng an ninh đột kích một ngôi nhà nghi là nơi ẩn náu của Isnilon Hapilon, thủ lĩnh của nhóm phiến quân Abu Sayyaf, đồng thời là phần tử đứng đầu chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Philippines. Tên này cũng bị Mỹ liệt vào danh sách những phần tử khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và treo thưởng 5 triệu USD để bắt giữ.
Tổng thống Duterte và giới chức quân sự Philippines cho biết hầu hết các tay súng đang giao tranh với quân chính phủ ở Marawi thuộc nhóm vũ trang Maute gồm khoảng 260 thành viên và đã tuyên bố trung thành với IS. Mới đây, Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đối xử với các lực lượng nổi dậy giống như với binh sỹ chính phủ nếu họ tham gia vào cuộc chiến chống IS./.
(TTXVN/VIETNAM+)