Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, bất đồng trong nội bộ liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) về vấn đề cắt giảm thuế và bãi bỏ thuế "đoàn kết," vốn được áp dụng nhằm hỗ trợ các bang nghèo ở phía Đông sau thời điểm nước Đức thống nhất vào năm 1990, có thể gây thêm khó khăn trong việc đàm phán thành lập Chính phủ với đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, bất đồng trong nội bộ liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) về vấn đề cắt giảm thuế và bãi bỏ thuế "đoàn kết," vốn được áp dụng nhằm hỗ trợ các bang nghèo ở phía Đông sau thời điểm nước Đức thống nhất vào năm 1990, có thể gây thêm khó khăn trong việc đàm phán thành lập Chính phủ với đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Chủ tịch đảng CDU - Thủ tướng Angela Merkel (thứ 3, phải) và nhà lãnh đạo đảng CSU Horst Seehofer (thứ 2, trái) sau một cuộc họp tại Berlin ngày 19/11. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Các tài liệu bị rò rỉ của CSU tuần trước đã đề cập đến việc đảng chỉ hoạt động tại bang Bayern và là đảng "chị em" với CDU này muốn nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 2% như cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cứng rắn hơn trong việc tiếp nhận người tị nạn và không muốn nước Đức hội nhập quá sâu vào châu Âu.
Bên cạnh đó, CSU cũng muốn cắt giảm thuế doanh nghiệp, điều đang diễn ra ở Mỹ, Anh và Pháp. CSU còn kêu gọi bãi bỏ hoàn toàn thuế "đoàn kết". Điều này có phần trái ngược với quan điểm của SPD, vốn đứng về phía người lao động. SPD mong muốn đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và ưu tiên xã hội khác.
Các cuộc thảo luận giữa CDU/CSU và SPD dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 đến 12/1 tới.
Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Wolfgang Schäuble đã đề cập đến khả năng thành lập một Chính phủ thiểu số trong trường hợp đàm phán thành lập Chính phủ đa số thất bại. Một khả năng khác là nước Đức phải tổ chức bầu cử lại./.
(TTXVN/VIETNAM+)