Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh giải thể Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử do ông thành lập hồi năm ngoái sau khi cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc gian lận bầu cử năm 2016 do cơ quan này tiến hành không nhận được sự hợp tác của chính quyền nhiều bang tại Mỹ.
Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh giải thể Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử do ông thành lập hồi năm ngoái sau khi cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc gian lận bầu cử năm 2016 do cơ quan này tiến hành không nhận được sự hợp tác của chính quyền nhiều bang tại Mỹ.
Lý giải quyết định trên, trong một tuyên bố, Tổng thống Trump cho rằng mặc dù có những bằng chứng xác thực về hành vi gian lận bầu cử, song chính quyền nhiều bang đã từ chối yêu cầu của Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử, không cung cấp thông tin liên quan đến những khiếu nại về gian lận của các cử tri.
Ông đồng thời giao Bộ An ninh nội địa Mỹ tiếp quản vấn đề này và lên kế hoạch cho các cuộc điều tra tiếp theo.
Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử được thành lập hồi tháng 5/2017 với sự tham gia của đại diện đảng Cộng hòa và Dân chủ, Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu.
Ủy ban này có nhiệm vụ rà soát lại các chính sách và các hành động có khả năng gây ảnh hưởng tới độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với tính trong sạch của các cuộc bầu cử và cung cấp cho tổng thống báo cáo về những "lỗ hổng" trong hệ thống bầu cử.
Ủy ban này sẽ không chỉ giới hạn trong nhiệm vụ điều tra cuộc bầu cử tổng thống 2016 mà còn điều tra các vấn đề liên quan phát sinh trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, kể từ khi được thành lập, hoạt động của cơ quan này không nhận được sự hợp tác của đa số chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử, ông Kris Kobach đã gửi thư yêu cầu cho chính quyền 50 bang cung cấp thông tin cá nhân của các cử tri tham gia bỏ phiếu.
Các thông tin này bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, xu hướng chính trị, bốn số cuối trong thẻ an sinh xã hội....
Tuy nhiên, một số bang đã từ chối yêu cầu này vì cho rằng những thông tin trên có thể bị sử dụng sai mục đích.
Trong khi đó, một thẩm phán liên bang tại Washington từng cho rằng cơ quan cố vấn này không đủ thẩm quyền để đưa ra yêu cầu trên cho chính quyền địa phương.
Trước đó, dù không đưa ra bằng chứng cụ thể, song Tổng thống Trump cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử 2016 khi ông tuy giành đa số phiếu đại cử tri nhưng lại có số phiểu phổ thông ít hơn gần 3 triệu phiếu so với đối thủ Hilary Clinton của đảng Dân chủ.
Một số giám sát viên và các chuyên gia luật cho rằng với quy định chặt chẽ, việc xảy ra hành vi gian lận bầu cử là khó xảy ra tại Mỹ./.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một văn bản ở Washington DC., ngày 22/12/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ông đồng thời giao Bộ An ninh nội địa Mỹ tiếp quản vấn đề này và lên kế hoạch cho các cuộc điều tra tiếp theo.
Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử được thành lập hồi tháng 5/2017 với sự tham gia của đại diện đảng Cộng hòa và Dân chủ, Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu.
Ủy ban này có nhiệm vụ rà soát lại các chính sách và các hành động có khả năng gây ảnh hưởng tới độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với tính trong sạch của các cuộc bầu cử và cung cấp cho tổng thống báo cáo về những "lỗ hổng" trong hệ thống bầu cử.
Ủy ban này sẽ không chỉ giới hạn trong nhiệm vụ điều tra cuộc bầu cử tổng thống 2016 mà còn điều tra các vấn đề liên quan phát sinh trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, kể từ khi được thành lập, hoạt động của cơ quan này không nhận được sự hợp tác của đa số chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn về liêm chính bầu cử, ông Kris Kobach đã gửi thư yêu cầu cho chính quyền 50 bang cung cấp thông tin cá nhân của các cử tri tham gia bỏ phiếu.
Các thông tin này bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, xu hướng chính trị, bốn số cuối trong thẻ an sinh xã hội....
Tuy nhiên, một số bang đã từ chối yêu cầu này vì cho rằng những thông tin trên có thể bị sử dụng sai mục đích.
Trong khi đó, một thẩm phán liên bang tại Washington từng cho rằng cơ quan cố vấn này không đủ thẩm quyền để đưa ra yêu cầu trên cho chính quyền địa phương.
Trước đó, dù không đưa ra bằng chứng cụ thể, song Tổng thống Trump cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử 2016 khi ông tuy giành đa số phiếu đại cử tri nhưng lại có số phiểu phổ thông ít hơn gần 3 triệu phiếu so với đối thủ Hilary Clinton của đảng Dân chủ.
Một số giám sát viên và các chuyên gia luật cho rằng với quy định chặt chẽ, việc xảy ra hành vi gian lận bầu cử là khó xảy ra tại Mỹ./.
(TTXVN/VIETNAM+)