Bộ Thương mại Hàn Quốc ngày 1/7 ra thông báo cho biết Seoul đã đưa ra ý kiến phản đối kế hoạch của Mỹ tăng thuế đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu - một giải pháp của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn đà trượt dài của ngành sản xuất ôtô trong nước.
Bộ Thương mại Hàn Quốc ngày 1-7 ra thông báo cho biết Seoul đã đưa ra ý kiến phản đối kế hoạch của Mỹ tăng thuế đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu - một giải pháp của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn đà trượt dài của ngành sản xuất ôtô trong nước.
Hãng tin Yonhap dẫn tin từ Văn phòng Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết trong chuyến công du tới Washington từ ngày 27 đến 29-6, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Paik Un-gyu đã gặp một số nghị sỹMỹ cùng lãnh đạo các doanh nghiệp nước này, chia sẻ những quan ngại về kế hoạch của Mỹ tăng thuế đối với xe ôtô nhập khẩu.
Theo ông Paik Un-gyu, kế hoạch tăng thuế này có thể làm suy yếu môi trường thương mại có lợi cho cả hai bên vốn được vun đắp theo thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã được điều chỉnh và đạt được sự thống nhất về nguyên tắc giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 3.
Ông Paik Un-gyu đã kêu gọi sự ủng hộ của giới chính trị gia và lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ đối với quan điểm của Hàn Quốc trong vấn đề này.
Trước đó, ngày 29/6, Bộ Thương mại Hàn Quốc đã ra tuyên bố khẳng định ngành sản xuất ôtô của nước này không tạo ra nguy cơ đối với an ninh Mỹ, đồng thời cho biết Seoul sẽ cử một đoàn công tác tham gia một cuộc điều trần công khai, dự kiến diễn ra vào ngày 19-20/7 tại Washington.
Hồi tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ mở một cuộc điều tra có thể dẫn tới khả năng Washington tăng thuế đối với ôtô nhập khẩu do các yếu tố an ninh quốc gia theo Mục 232 Luật thương mại Mỹ.
Cuộc điều tra này khiến giới chức Hàn Quốc lo ngại có thể tác động tiêu cực mạnh mẽ đối với các nhà sản xuất ôtô và các nhà sản xuất linh kiện của Hàn Quốc, hiện đang được miễn thuế theo thỏa thuận thương mại giữa hai nước thực thi từ năm 2012.
Trong khi đó, theo FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc đã được điều chỉnh và đạt được sự thống nhất về nguyên tắc giữa Mỹ và Hàn Quốc, Hàn Quốc đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ mở cửa tiếp nhận xe ôtô của Mỹ.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc, số lượng xe ôtô Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ chiếm 33% trong tổng số 2,53 triệu xe xuất khẩu của nước này.
Trong Quý I, số xe ôtô Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 22% trong cùng kỳ năm ngoái, còn gần 179.000 chiếc./.
Một mẫu ôtô của hãng Hyundai. (Nguồn: Yonhap/TTXVN) |
Theo ông Paik Un-gyu, kế hoạch tăng thuế này có thể làm suy yếu môi trường thương mại có lợi cho cả hai bên vốn được vun đắp theo thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã được điều chỉnh và đạt được sự thống nhất về nguyên tắc giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 3.
Ông Paik Un-gyu đã kêu gọi sự ủng hộ của giới chính trị gia và lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ đối với quan điểm của Hàn Quốc trong vấn đề này.
Trước đó, ngày 29/6, Bộ Thương mại Hàn Quốc đã ra tuyên bố khẳng định ngành sản xuất ôtô của nước này không tạo ra nguy cơ đối với an ninh Mỹ, đồng thời cho biết Seoul sẽ cử một đoàn công tác tham gia một cuộc điều trần công khai, dự kiến diễn ra vào ngày 19-20/7 tại Washington.
Hồi tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ mở một cuộc điều tra có thể dẫn tới khả năng Washington tăng thuế đối với ôtô nhập khẩu do các yếu tố an ninh quốc gia theo Mục 232 Luật thương mại Mỹ.
Cuộc điều tra này khiến giới chức Hàn Quốc lo ngại có thể tác động tiêu cực mạnh mẽ đối với các nhà sản xuất ôtô và các nhà sản xuất linh kiện của Hàn Quốc, hiện đang được miễn thuế theo thỏa thuận thương mại giữa hai nước thực thi từ năm 2012.
Trong khi đó, theo FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc đã được điều chỉnh và đạt được sự thống nhất về nguyên tắc giữa Mỹ và Hàn Quốc, Hàn Quốc đã chấp thuận yêu cầu của Mỹ mở cửa tiếp nhận xe ôtô của Mỹ.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc, số lượng xe ôtô Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ chiếm 33% trong tổng số 2,53 triệu xe xuất khẩu của nước này.
Trong Quý I, số xe ôtô Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 22% trong cùng kỳ năm ngoái, còn gần 179.000 chiếc./.
(TTXVN/VIETNAM+)