Ngày 26-7, các nhà lãnh đạo 5 nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ở thành phố Johannesburg, Nam Phi, đã thông qua tuyên chung gồm 5 phần.
Ngày 26-7, các nhà lãnh đạo 5 nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ở thành phố Johannesburg, Nam Phi, đã thông qua tuyên chung gồm 5 phần.
Tuyên bố chung nêu rõ lãnh đạo các quốc gia thành viên BRICS nhất trí hài lòng với những thành quả mà nhóm đạt được trong 10 năm qua nhờ hợp tác chặt chẽ vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển chung.
Các lãnh đạo cùng tái khẳng định cam kết tuân thủ những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, toàn diện và củng cố hợp tác.
Trên cơ sở thành công của hội nghị lần này, các bên tiếp tục cam kết nâng cao quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích người dân các quốc gia thông qua thúc đẩy hòa bình, một trật tự thế giới bình đẳng hơn, phát triển bền vững và bao trùm, cùng với đó là củng cố cơ chế hợp tác 3 trụ cột trong các lĩnh vực như kinh tế, hòa bình, an ninh và giao lưu nhân dân.
Các nhà lãnh đạo BRICS tái cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực bền vững để hỗ trợ các hoạt động của Liên hợp quốc hiệu quả hơn, khuyến khích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhằm đẩy mạnh công tác này.
Về quyết tâm củng cố chủ nghĩa đa phương, cải cách phương thức quản lý và cùng đối phó những thách thức chung, các lãnh đạo BRICS khẳng định ủng hộ tiếp tục hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực cùng chung lợi ích thông qua trao đổi thường xuyên trong các diễn đàn đa phương, tuân thủ luật pháp trong các mối quan hệ quốc tế.
Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết thực thi đầy đủ Chương trình Phát triển bền vững và Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 do Liên hợp quốc đề ra, cũng như kêu gọi các quốc gia thành viên triển khai đầy đủ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Các quốc gia BRICS cũng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo theo chương trình phát triển bền vững, cân bằng phát triển kinh tế và bảo tồn môi sinh cho con người. Kêu gọi các quốc gia có cách tiếp cận toàn diện trong đối phó với các vấn nạn khủng bố, tham nhũng, rửa tiền và buôn bán ma túy.
Các nhà lãnh đạo BRICS tái khẳng định cam kết nỗ lực chung nhằm giải quyết các xung đột một cách hòa bình thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao, công nhận vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có trách nhiệm trước tiên trong việc đảm bảo an ninh và hòa bình quốc tế.
Các nước thành viên bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột, căng thẳng leo thang tại Trung Đông, Bắc Phi, xung đột Israel-Palestine và kêu gọi nối lại các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo gỡ tình hình.
Lãnh đạo các nước thành viên BRICS cũng kêu gọi các bên tôn trọng đây đủ thỏa thuận hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung (JCPOA), hoan nghênh những tiến triển mới giúp mở ra cơ hội phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và duy trì hòa bình ổn định tại khu vực Đông Bắc Á.
Các bên quan ngại sâu sắc về nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ biến không gian vũ trụ thành mặt trận quân sự và tái khẳng định phải ngăn chặn chạy đua vũ trong trong vũ trụ dưới mọi hình thức.
Các lãnh đạo BRICS đã hoan nghênh sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu song cũng nhận thấy tăng trưởng chưa thực sự đồng đều và vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ phản ánh qua hàng loạt những thách thức nảy sinh, như leo thang căng thẳng thương mại, nguy cơ địa chính trị, bất bình đẳng và tăng trưởng thiếu toàn diện.
Các thành viên BRICS tiếp tục ủng hộ tăng trưởng kinh tế và triển vọng kinh tế toàn cầu, sử dụng các chính sách tài chính tiền tệ và cơ cấu nhằm thúc đấy tăng trưởng toàn diện, cân bằng và bền vững.
Hội nghị tái khẳng định trọng tâm của hội nghị về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hoan nghênh các kết quả đạt được trong cuộc họp của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ của các quốc gia thành viên, hoan nghênh thành lập Cơ quan hợp tác về Cách mạng công nghiệp mới BRICS (PartNIR), cũng như kế hoạch thành lập các đơn vị hỗ trợ hoạt động của cơ quan này.
Nhiệm vụ trọng tâm của PartNIR là tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên BRICS trong lĩnh vực số hóa, công nghiệp hóa, đột phá, đồng bộ và đầu tư nhằm tối đa hóa cơ hội phát triển, cũng như ứng phó với các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của kết nối Internet trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa toàn cầu, các lãnh đạo BRICS cam kết tiếp tục hợp tác thông qua các cơ chế hiện tại để góp phần đảm bảo, sử dụng công nghệ kết nối mạng một cách an toàn, vì mục đích hòa bình, hợp tác.
Các nhà lãnh đạo BRICS tiếp tục nhấn mạnh vai trò trung tâm của hệ thống thương mại đa phương, toàn diện, mở, minh bạch và dựa trên quy đinh, cũng như vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đảm bảo duy trì hệ thống thương mại đa phương, an ninh và ổn định của hoạt động thương mại quốc tế.
Về hợp tác con người, Hội nghị thượng đỉnh BRICS nhấn mạnh các chương trình hoạt động đều hướng tới kết nối con người, tiếp tục ủng hộ trao đổi nhân dân trong các lĩnh vực thể thao, giao lưu thanh niên, điện ảnh, văn hóa, giáo dục và du lịch.
Cuối cùng, các lãnh đạo nhất trí đánh giá cao vai trò Chủ tịch BRICS của Nam Phi trong năm 2018 và ủng hộ vai trò Chủ tịch và đăng cai Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 của nhóm vào năm 2019 tại Brazil./.
Các nhà lãnh đạo BRICS chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị ở Johannesburg ngày 26-7. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Các lãnh đạo cùng tái khẳng định cam kết tuân thủ những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, toàn diện và củng cố hợp tác.
Trên cơ sở thành công của hội nghị lần này, các bên tiếp tục cam kết nâng cao quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích người dân các quốc gia thông qua thúc đẩy hòa bình, một trật tự thế giới bình đẳng hơn, phát triển bền vững và bao trùm, cùng với đó là củng cố cơ chế hợp tác 3 trụ cột trong các lĩnh vực như kinh tế, hòa bình, an ninh và giao lưu nhân dân.
Các nhà lãnh đạo BRICS tái cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực bền vững để hỗ trợ các hoạt động của Liên hợp quốc hiệu quả hơn, khuyến khích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhằm đẩy mạnh công tác này.
Về quyết tâm củng cố chủ nghĩa đa phương, cải cách phương thức quản lý và cùng đối phó những thách thức chung, các lãnh đạo BRICS khẳng định ủng hộ tiếp tục hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực cùng chung lợi ích thông qua trao đổi thường xuyên trong các diễn đàn đa phương, tuân thủ luật pháp trong các mối quan hệ quốc tế.
Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết thực thi đầy đủ Chương trình Phát triển bền vững và Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 do Liên hợp quốc đề ra, cũng như kêu gọi các quốc gia thành viên triển khai đầy đủ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Các quốc gia BRICS cũng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo theo chương trình phát triển bền vững, cân bằng phát triển kinh tế và bảo tồn môi sinh cho con người. Kêu gọi các quốc gia có cách tiếp cận toàn diện trong đối phó với các vấn nạn khủng bố, tham nhũng, rửa tiền và buôn bán ma túy.
Các nhà lãnh đạo BRICS tái khẳng định cam kết nỗ lực chung nhằm giải quyết các xung đột một cách hòa bình thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao, công nhận vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có trách nhiệm trước tiên trong việc đảm bảo an ninh và hòa bình quốc tế.
Các nước thành viên bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột, căng thẳng leo thang tại Trung Đông, Bắc Phi, xung đột Israel-Palestine và kêu gọi nối lại các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo gỡ tình hình.
Lãnh đạo các nước thành viên BRICS cũng kêu gọi các bên tôn trọng đây đủ thỏa thuận hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung (JCPOA), hoan nghênh những tiến triển mới giúp mở ra cơ hội phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và duy trì hòa bình ổn định tại khu vực Đông Bắc Á.
Các bên quan ngại sâu sắc về nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ biến không gian vũ trụ thành mặt trận quân sự và tái khẳng định phải ngăn chặn chạy đua vũ trong trong vũ trụ dưới mọi hình thức.
Các lãnh đạo BRICS đã hoan nghênh sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu song cũng nhận thấy tăng trưởng chưa thực sự đồng đều và vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ phản ánh qua hàng loạt những thách thức nảy sinh, như leo thang căng thẳng thương mại, nguy cơ địa chính trị, bất bình đẳng và tăng trưởng thiếu toàn diện.
Các thành viên BRICS tiếp tục ủng hộ tăng trưởng kinh tế và triển vọng kinh tế toàn cầu, sử dụng các chính sách tài chính tiền tệ và cơ cấu nhằm thúc đấy tăng trưởng toàn diện, cân bằng và bền vững.
Hội nghị tái khẳng định trọng tâm của hội nghị về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hoan nghênh các kết quả đạt được trong cuộc họp của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ của các quốc gia thành viên, hoan nghênh thành lập Cơ quan hợp tác về Cách mạng công nghiệp mới BRICS (PartNIR), cũng như kế hoạch thành lập các đơn vị hỗ trợ hoạt động của cơ quan này.
Nhiệm vụ trọng tâm của PartNIR là tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên BRICS trong lĩnh vực số hóa, công nghiệp hóa, đột phá, đồng bộ và đầu tư nhằm tối đa hóa cơ hội phát triển, cũng như ứng phó với các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của kết nối Internet trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa toàn cầu, các lãnh đạo BRICS cam kết tiếp tục hợp tác thông qua các cơ chế hiện tại để góp phần đảm bảo, sử dụng công nghệ kết nối mạng một cách an toàn, vì mục đích hòa bình, hợp tác.
Các nhà lãnh đạo BRICS tiếp tục nhấn mạnh vai trò trung tâm của hệ thống thương mại đa phương, toàn diện, mở, minh bạch và dựa trên quy đinh, cũng như vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đảm bảo duy trì hệ thống thương mại đa phương, an ninh và ổn định của hoạt động thương mại quốc tế.
Về hợp tác con người, Hội nghị thượng đỉnh BRICS nhấn mạnh các chương trình hoạt động đều hướng tới kết nối con người, tiếp tục ủng hộ trao đổi nhân dân trong các lĩnh vực thể thao, giao lưu thanh niên, điện ảnh, văn hóa, giáo dục và du lịch.
Cuối cùng, các lãnh đạo nhất trí đánh giá cao vai trò Chủ tịch BRICS của Nam Phi trong năm 2018 và ủng hộ vai trò Chủ tịch và đăng cai Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 của nhóm vào năm 2019 tại Brazil./.
(TTXVN/VIETNAM+)