Với sự hỗ trợ của liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu, quân đội quốc gia Yemen đã triển khai một chiến dịch quân sự nhằm giải phóng khu vực Al-Malajim thuộc tỉnh Al-Bayda từ tay phiến quân Houthi.
Với sự hỗ trợ của liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu, quân đội quốc gia Yemen đã triển khai một chiến dịch quân sự nhằm giải phóng khu vực Al-Malajim thuộc tỉnh Al-Bayda từ tay phiến quân Houthi.
Quân đội Yemen xác nhận chiến dịch mở màn vào rạng sáng 27-7 đã góp phần giải phóng một khu vực khá rộng. Bên cạnh đó, quân đội Yemen và liên quân Arab còn tiêu diệt được một số thủ lĩnh của Houthi và hàng chục tay súng thuộc lực lượng này, trong khi hàng chục tay súng khác bị thương.
Liên quân đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội vào Hodeidah, thành phố cảng chính của Yemen, trong một động thái rõ ràng nhằm khôi phục các chiến dịch quân sự tại thành phố trên bờ Biển Đỏ này sau khi phong trào Hồi giáo Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công hai tàu chở dầu của Saudi Arabia.
Người dân tại khu vực cho biết, máy bay chiến đấu của liên quân đã bắt đầu ném bom sau nửa đêm, tấn công một doanh trại quân cảnh ở trung tâm thành phố, một nhà máy chế tạo nhựa ở phía Bắc thành phố cũng như các quận Zubaid và Al-Tahita ở phía Nam.
Trên mạng xã hội Twitter, kênh truyền hình Al-Masirah của phiến quân Houthi cho biết, các cuộc không kích của liên quân nhằm vào một đài phát thanh trong thành phố và một bến tàu đánh bắt cá. Hiện chưa có thông tin về thương vong.
Trong một diễn biến cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen, ông Martin Griffiths đã rời thủ đô Sanaa của Yemen sau khi không thuyết phục được phiến quân Houthi từ bỏ thành phố cảng Hodeidah trên Biển Đỏ và quay trở lại bàn đàn phán.
Từ nhiều tuần qua, ông Griffiths đã nỗ lực tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền được quốc tế công nhận của Yemen và phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn.
Chuyến công du của Đặc phái viên Griffiths tới Sanaa, nơi vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của Houthi, diễn ra 3 ngày sau cuộc gặp giữa ông và các quan chức Yemen tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hôm 22-7 vừa qua.
Cảng Hodeida, cảng biển quan trọng bậc nhất của Yemen, là nơi trung chuyển hơn 70% lượng hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia Trung Đông này. Chính quyền Tổng thống Mansur Hadi và các đồng minh trong liên quân Arab yêu cầu lực lượng Houthi rút khỏi Hodeida trước khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể được nối lại, đồng thời khẳng định Chính phủ Yemen phải nắm quyền kiểm soát thành phố quan trọng này.
Kể từ khi liên quân Arab can thiệp quân sự vào Yenen nhằm khôi phục chính quyền của Tổng thống Mansur Hadi hồi tháng 3-2015, hơn 10.000 đã thiệt mạng, trong đó có 2.200 trẻ em.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay tại Yemen là tồi tệ nhất thế giới, với khoảng 8 triệu người đang cận kề nạn đói nghiêm trọng./.
Các lực lượng Chính phủ Yemen tiến vào vùng ngoại ô thành phố Hodeidah trong chiến dịch giải phóng thành phố này từ phiến quân Houthi ngày 12-6. (Nguồn: EPA-EFE/TTXVN) |
Liên quân đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội vào Hodeidah, thành phố cảng chính của Yemen, trong một động thái rõ ràng nhằm khôi phục các chiến dịch quân sự tại thành phố trên bờ Biển Đỏ này sau khi phong trào Hồi giáo Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công hai tàu chở dầu của Saudi Arabia.
Người dân tại khu vực cho biết, máy bay chiến đấu của liên quân đã bắt đầu ném bom sau nửa đêm, tấn công một doanh trại quân cảnh ở trung tâm thành phố, một nhà máy chế tạo nhựa ở phía Bắc thành phố cũng như các quận Zubaid và Al-Tahita ở phía Nam.
Trên mạng xã hội Twitter, kênh truyền hình Al-Masirah của phiến quân Houthi cho biết, các cuộc không kích của liên quân nhằm vào một đài phát thanh trong thành phố và một bến tàu đánh bắt cá. Hiện chưa có thông tin về thương vong.
Trong một diễn biến cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen, ông Martin Griffiths đã rời thủ đô Sanaa của Yemen sau khi không thuyết phục được phiến quân Houthi từ bỏ thành phố cảng Hodeidah trên Biển Đỏ và quay trở lại bàn đàn phán.
Từ nhiều tuần qua, ông Griffiths đã nỗ lực tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền được quốc tế công nhận của Yemen và phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn.
Chuyến công du của Đặc phái viên Griffiths tới Sanaa, nơi vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của Houthi, diễn ra 3 ngày sau cuộc gặp giữa ông và các quan chức Yemen tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hôm 22-7 vừa qua.
Cảng Hodeida, cảng biển quan trọng bậc nhất của Yemen, là nơi trung chuyển hơn 70% lượng hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia Trung Đông này. Chính quyền Tổng thống Mansur Hadi và các đồng minh trong liên quân Arab yêu cầu lực lượng Houthi rút khỏi Hodeida trước khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể được nối lại, đồng thời khẳng định Chính phủ Yemen phải nắm quyền kiểm soát thành phố quan trọng này.
Kể từ khi liên quân Arab can thiệp quân sự vào Yenen nhằm khôi phục chính quyền của Tổng thống Mansur Hadi hồi tháng 3-2015, hơn 10.000 đã thiệt mạng, trong đó có 2.200 trẻ em.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay tại Yemen là tồi tệ nhất thế giới, với khoảng 8 triệu người đang cận kề nạn đói nghiêm trọng./.
(TTXVN/VIETNAM+)