Ngày 20-7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này và Hà Lan đã nhất trí bình thường hóa quan hệ song phương.
Ngày 20-7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này và Hà Lan đã nhất trí bình thường hóa quan hệ song phương.
Quyết định này được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và người đồng cấp Hà Lan Stef Blok.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hà Lan nêu rõ: "Trong cuộc điện đàm, hai ngoại trưởng đã nhất trí bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên cơ sở đó, hai ngoại trưởng nhất trí sớm khôi phục việc cử các đại sứ tại Ankara và La Haye."
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình NTV, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết hai nước sẽ tái bổ nhiệm đại sứ trong vài tháng tới.
Theo ông Cavusoglu, Ngoại trưởng Hà Lan có kế hoạch thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ tới đây và việc hai nước tái bổ nhiệm đại sứ sẽ được tiến hành trước chuyến thăm này.
Tranh cãi ngoại giao giữa hai đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nổ ra kể từ tháng 3/2017, khi Hà Lan không cho phép các thành viên trong chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tổ chức các cuộc míttinh vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan tham gia cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phátxít”./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) |
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hà Lan nêu rõ: "Trong cuộc điện đàm, hai ngoại trưởng đã nhất trí bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên cơ sở đó, hai ngoại trưởng nhất trí sớm khôi phục việc cử các đại sứ tại Ankara và La Haye."
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình NTV, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết hai nước sẽ tái bổ nhiệm đại sứ trong vài tháng tới.
Theo ông Cavusoglu, Ngoại trưởng Hà Lan có kế hoạch thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ tới đây và việc hai nước tái bổ nhiệm đại sứ sẽ được tiến hành trước chuyến thăm này.
Tranh cãi ngoại giao giữa hai đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nổ ra kể từ tháng 3/2017, khi Hà Lan không cho phép các thành viên trong chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tổ chức các cuộc míttinh vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan tham gia cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phátxít”./.
(TTXVN/VIETNAM+)