Báo Đồng Nai điện tử
En

Tranh chấp thương mại Trung-Mỹ: Bắc Kinh thúc đẩy FTA với nước khác

05:07, 19/07/2018

Theo South China Morning Post, theo một cựu quan chức cấp cao chính phủ và giới phân tích công nghiệp, tranh chấp thương mại "ăn miếng trả miếng" với Mỹ trao cho Bắc Kinh cơ hội lý tưởng để thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các nước khác.

Theo South China Morning Post, theo một cựu quan chức cấp cao chính phủ và giới phân tích công nghiệp, tranh chấp thương mại “ăn miếng trả miếng” với Mỹ trao cho Bắc Kinh cơ hội lý tưởng để thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với các nước khác. 
Quần áo sản xuất tại Trung Quốc được bày bán tại cửa hàng ở New York, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Quần áo sản xuất tại Trung Quốc được bày bán tại cửa hàng ở New York, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ông Ngụy Kiến Quốc, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc nhận xét: “Trung Quốc cần đẩy nhanh đàm phán FTA để đối phó với sức ép từ Mỹ. Đây cũng là thời gian thuận lợi để tiến hành thêm các vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại đa phương.”

Chuyên gia này chia sẻ, tranh chấp với Mỹ chứng tỏ Trung Quốc cần tiến hành các cuộc đàm phán thương mại tự do “cấp cao” ở cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. 

Ông Wei đã tham gia các cuộc đàm phán hướng tới việc ký kết FTA Trung Quốc-New Zealand năm 2008. 

Trong khi đó, chuyên gia Đồ Tân Tuyền, Giám đốc Viện nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc tại Đại học Kinh tế thương mại đối ngoại ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết, các hiệp định đầu tư và thương mại tự do là cần thiết không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho tất cả các nước. 

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã thông qua chính sách bảo hộ, như rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi năm ngoái, áp thuế bổ sung đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, đồng thời đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Trong khi đó, Bắc Kinh đã tìm cách khẳng định bản thân là một nước ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa. Tính cả New Zealand - đối tác thương mại tự do phương Tây đầu tiên - Trung Quốc đã ký 16 FTA với sự tham gia của 24 quốc gia và khu vực. 

Bà Fung Siu, chuyên gia kinh tế châu Á tại Đơn vị Tình báo Kinh tế, cho biết, do nhiều nước liên quan, mỗi nước lại có quan điểm và đòi hỏi của riêng mình, nên việc đạt được đồng thuận về một hiệp định thương mại khu vực sẽ không dễ dàng và có thể mất hàng năm. 

Ông Vương Huy Diệu, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một viện nghiên cứu độc lập ở Bắc Kinh, nhận định, Bắc Kinh cần tìm cách mở rộng phạm vi thương mại để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. 

Theo ông, trong bối cảnh mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng như Ấn Độ và Nhật Bản cải thiện, thì tương tác trong vấn đề thương mại cũng sẽ cải thiện./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều