Theo Đài Sputnik, Diễn đàn Kinh tế thế giới 2019 (WEF 2019) dự kiến sẽ diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, từ ngày 22-25/1 với chủ đề chính là "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc mới trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Theo Đài Sputnik, Diễn đàn Kinh tế thế giới 2019 (WEF 2019) dự kiến sẽ diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, từ ngày 22-25/1 với chủ đề chính là "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc mới trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Diễn đàn này được đánh giá là nơi tụ họp của những nhân vật giàu có và quyền lực nhất thế giới. Thế nhưng, nhiều vấn đề về chính trị và kinh tế vẫn đang treo lơ lửng trên đầu giới tinh hoa toàn cầu khi họ diện kiến tại Davos lần này.
WEF tự nhận vai trò của diễn đàn này là "cải thiện tình trạng thế giới." Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Anand Giridharadas, sau nhiều thập kỷ đấu tranh cho toàn cầu hóa, nay WEF lo ngại rằng tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ và nền chính trị theo chủ nghĩa dân tộc có thể khiến kinh tế thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF, giáo sư Klaus Schwab nhận định: "Toàn cầu hóa sản sinh ra kẻ thắng, người thua và không có thêm nhiều người thắng trong khoảng 24, 25, 30 năm qua song chúng ta phải 'chăm sóc' những người thua cuộc sau khi họ bị bỏ lại phía sau."
Ông Schwab dự kiến sẽ thúc đẩy các chính khách và người đứng đầu doanh nghiệp theo hướng toàn cầu hóa toàn diện mới, để thu hẹp khoảng cách giữa "giai cấp vô sản thế kỷ XXI" chiếm số đông và số ít những người được đặc quyền đặc lợi.
Về biến đổi khí hậu, sau nhiều năm cảnh báo, hầu hết giới lãnh đạo doanh nghiệp, chính khách và nhà kinh tế dường như đã nhận ra thông điệp cấp bách. Biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan đã đứng đầu danh sách các mối đe dọa mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt - theo cuộc thăm dò thường niên của WEF về các nguy cơ toàn cầu.
Tuy nhiên, các mối quan hệ quốc tế đang ngày càng xấu đi và chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng cho thấy càng khó đạt được thỏa thuận toàn cầu về vấn đề này.
Trong khi đó, niềm hy vọng hội nghị ở Davos có thể tạo ra bước đột phá trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã tan thành mây khói khi toàn bộ phái đoàn Nhà Trắng "ngồi nhà" vì một phần Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa.
Trong một diễn biến khác, cuộc thăm dò ý kiến mới được WEF công bố trước thềm hội nghị cho thấy thế giới mở rộng cửa cho vấn đề nhập cư và hợp tác đa phương.
Theo đó, đa số những người tham gia đều tin chắc sự hợp tác giữa các quốc gia là rất quan trọng.
Thêm vào đó, một báo cáo khác của WEF, với tựa đề Báo cáo Thách thức Toàn cầu 2019, cho thấy nguy cơ đối đầu chính trị gia tăng giữa các cường quốc sẽ ngăn chặn doanh nghiệp và chính phủ giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc các vụ tấn công mạng./.
(Nguồn: AFP/TTXVN) |
WEF tự nhận vai trò của diễn đàn này là "cải thiện tình trạng thế giới." Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Anand Giridharadas, sau nhiều thập kỷ đấu tranh cho toàn cầu hóa, nay WEF lo ngại rằng tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ và nền chính trị theo chủ nghĩa dân tộc có thể khiến kinh tế thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF, giáo sư Klaus Schwab nhận định: "Toàn cầu hóa sản sinh ra kẻ thắng, người thua và không có thêm nhiều người thắng trong khoảng 24, 25, 30 năm qua song chúng ta phải 'chăm sóc' những người thua cuộc sau khi họ bị bỏ lại phía sau."
Ông Schwab dự kiến sẽ thúc đẩy các chính khách và người đứng đầu doanh nghiệp theo hướng toàn cầu hóa toàn diện mới, để thu hẹp khoảng cách giữa "giai cấp vô sản thế kỷ XXI" chiếm số đông và số ít những người được đặc quyền đặc lợi.
Về biến đổi khí hậu, sau nhiều năm cảnh báo, hầu hết giới lãnh đạo doanh nghiệp, chính khách và nhà kinh tế dường như đã nhận ra thông điệp cấp bách. Biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan đã đứng đầu danh sách các mối đe dọa mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt - theo cuộc thăm dò thường niên của WEF về các nguy cơ toàn cầu.
Tuy nhiên, các mối quan hệ quốc tế đang ngày càng xấu đi và chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng cho thấy càng khó đạt được thỏa thuận toàn cầu về vấn đề này.
Trong khi đó, niềm hy vọng hội nghị ở Davos có thể tạo ra bước đột phá trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã tan thành mây khói khi toàn bộ phái đoàn Nhà Trắng "ngồi nhà" vì một phần Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa.
Trong một diễn biến khác, cuộc thăm dò ý kiến mới được WEF công bố trước thềm hội nghị cho thấy thế giới mở rộng cửa cho vấn đề nhập cư và hợp tác đa phương.
Theo đó, đa số những người tham gia đều tin chắc sự hợp tác giữa các quốc gia là rất quan trọng.
Thêm vào đó, một báo cáo khác của WEF, với tựa đề Báo cáo Thách thức Toàn cầu 2019, cho thấy nguy cơ đối đầu chính trị gia tăng giữa các cường quốc sẽ ngăn chặn doanh nghiệp và chính phủ giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc các vụ tấn công mạng./.
(VIETNAM+)