Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ không báo hiệu khởi đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đây là phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 4-2.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ không báo hiệu khởi đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đây là phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 4-2.
Hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Lavrov cho rằng quyết định của Washington rời khỏi hiệp định ký kết năm 1987 đánh dấu "một kỷ nguyên mới đã bắt đầu." Tuy nhiên, ông cho rằng đây không phải là sự phát triển của một cuộc Chiến tranh Lạnh.
INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8-12-1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km).
Tuy nhiên, vào tháng 10-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729.”
Đến tháng 12/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày - tức thời hạn chót là ngày 2-2 vừa qua.
Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy “Novator 9M729," đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF.
Theo Moskva, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.
Ngày 1-2 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố Washington rút khỏi INF với lý do "Moskva đã vi phạm hiệp ước này."
Tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng nêu rõ Mỹ sẽ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2-2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF.
Ông nhấn mạnh tiến trình này sẽ được hoàn tất trong 6 tháng trừ khi Nga trở lại tuân thủ hiệp ước với việc phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và thiết bị vi phạm liên quan.
Đáp lại, ngày 2-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này quyết định ngừng tuân thủ INF.
Tổng thống Putin nêu rõ Nga sẽ bắt tay vào việc chế tạo tên lửa mới, trong đó có tên lửa siêu thanh, đồng thời chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nga không đối thoại với Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí.
Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga-Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới./.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga. (Ảnh: THX/TTXVN) |
INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8-12-1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km).
Tuy nhiên, vào tháng 10-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729.”
Đến tháng 12/2018, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày - tức thời hạn chót là ngày 2-2 vừa qua.
Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy “Novator 9M729," đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF.
Theo Moskva, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.
Ngày 1-2 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố Washington rút khỏi INF với lý do "Moskva đã vi phạm hiệp ước này."
Tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng nêu rõ Mỹ sẽ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2-2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF.
Ông nhấn mạnh tiến trình này sẽ được hoàn tất trong 6 tháng trừ khi Nga trở lại tuân thủ hiệp ước với việc phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và thiết bị vi phạm liên quan.
Đáp lại, ngày 2-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này quyết định ngừng tuân thủ INF.
Tổng thống Putin nêu rõ Nga sẽ bắt tay vào việc chế tạo tên lửa mới, trong đó có tên lửa siêu thanh, đồng thời chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nga không đối thoại với Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí.
Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga-Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới./.
MINH NGỌC (TTXVN/VIETNAM+)