Báo Đồng Nai điện tử
En

ASIAD 16 - 2010: Bóng đá Việt Nam trước cơ hội làm nên lịch sử?

09:10, 08/10/2010

Dù có một số nhận định trái chiều và không may mắn bằng Thái Lan, nhưng nhìn chung kết quả bốc thăm chia bảng môn BĐ ASIAD 16 là thuận lợi với ĐT Olympic VN khi đã tránh được một loạt "cường quốc" trong châu lục: Hàn Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Qatar, Uzbekistan, UAE và chủ nhà Trung Quốc.

Dù có một số nhận định trái chiều và không may mắn bằng Thái Lan, nhưng nhìn chung kết quả bốc thăm chia bảng môn BĐ ASIAD 16 là thuận lợi với ĐT Olympic VN khi đã tránh được một loạt "cường quốc" trong châu lục: Hàn Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Qatar, Uzbekistan, UAE và chủ nhà Trung Quốc. Theo đó, ĐT Olympic VN nằm ở bảng B cùng Iran, BahrainTurkmenistan. Nhìn chung, những năm gần đây thành tích BĐVN trong những lần đối đầu với các ĐT Tây Á là khá tốt (cụ thể từng thắng UAE tại VCK ASIAN Cup 2007; thắng Oman, hòa Qatar ở vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008; thắng ĐT Kuwait ngay trên đất bạn và gần đây nhất là hạ Olympic Kuwait, Olympic Iran với cùng tỷ số 2-0 ở 2 Cúp BĐ quốc tế 1.000 năm Thăng Long tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Với việc có đến 16 vé (trên 24 đội) vào vòng 2 (gồm 2 đội đứng đầu ở 6 bảng và đến 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất), khả năng lần đầu tiên kể từ khi trở lại đấu trường Á vận hội từ năm 1998, BĐVN có mặt tại vòng đấu loại trực tiếp ở đấu trường là khá lớn (trong lịch sử thành tích cao nhất của BĐVN tại ASIAD là hạng 4 năm 1962 tại Indonesia và vào tứ kết năm 1958 tại Nhật Bản). Bởi, ở bảng B, Olymic Iran chúng ta vừa thắng thuyết phục tại Eximbank Cup; còn Bahrain (hạng 75 thế giới) ĐTVN VN từng thắng 5-3 ở trận giao hữu trước thềm ASIAN Cup 2007 và ĐT Olympic chỉ chịu thua khít khao ở chính ASIAD 15, Olympic Turkmenistan (hạng 129, kém VN đến 4 bậc) cũng là đối thủ vừa tầm của Anh Đức, Minh Đức, Tấn Trường...

ADVERTISEMENT

 

Không hề dễ chịu khi phải chung bảng với những đội bóng hàng đầu châu lục, nhưng ĐT Olympic Việt Nam (áo sậm) vẫn có cửa đi tiếp.

Vấn đề là các tuyển thủ trẻ của HLV Phan Thanh Hùng không được phép chủ quan. Chắc chắn đội hình và lối chơi của Olympic Iran tại Quảng Châu, Trung Quốc sau đây 1 tháng nữa sẽ rất khác so với trận thua Olympic VN tại TP.Hồ Chí Minh vừa qua. Còn Turkmenistan và Bahrain là 2 nền BĐ có thể hình vượt trội và rất giàu thể lực, riêng các cầu thủ Bahrain còn có kỹ thuật rất tốt (ĐTQG của vùng Vịnh này từng suýt đoạt vé dự VCK World Cup 2010 khi chỉ chịu thua sát nút trước New Zealand ở trận play-off). Đối đầu với các đội bóng này cái thiếu nhất với ĐT Olympic VN, theo như HLV Phan Thanh Hùng, vẫn là bản lĩnh và thể lực.Yếu tố sau có thể được khắc phục bởi quỹ thời gian vẫn còn gần 1 tháng nữa, còn yếu tố đầu không dễ tích lũy trong một sớm một chiều. Hy vọng là việc được thường xuyên trui rèn, cọ xát tại giải đấu chất lượng nhất ĐNA, cũng như các giải quốc tế từ các ĐT trẻ sẽ giúp các cầu thủ Olympic khắc phục được điểm yếu này. Vả lại khó ta cũng khó người, bởi các cầu thủ bạn cũng đều trong độ tuổi Olympic. ĐT Olympic sẽ tiếp bước ĐTQG lên đường sang đá giao hữu với ĐT Ấn Độ vào ngày 13-10 tới đây.

ADVERTISEMENT

Trong khi đó, các đồng nghiệp nữ VN lại không may mắn như vậy khi rơi vào bảng A rất nặng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Jordan (bảng B gồm CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan). Chính vì biết trước ASIAD là sân chơi quá tầm nên VFF và HLV Trần Vân Phát (vừa trở lại VN) đã quyết định mạnh dạn cho một loạt cựu binh được nghỉ để "thay máu", trẻ hóa ĐT nữ tại Quảng Châu nhắm đến mục tiêu bảo vệ chiếc HCV SEAGames vào năm sau.

Dương Cầm

 

ADVERTISEMENT

 

 

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT