Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhìn lại VFF Sonha Cup 2010: Đội tuyển việt Nam, ngổn ngang nỗi lo !
Bài 1: Lạm dụng hay "Tiqui Taca" nửa vời ?

09:11, 08/11/2010

Việc Singapore bất ngờ thắng U.23 Hàn Quốc 2-0 mở ra cánh cửa hẹp đến chức vô địch cho đội tuyển chủ nhà (qua đó xóa tan mọi nỗi nghi hoặc, khôi phục niềm tin nơi người hâm mộ) nếu như thắng đậm CHDCND Triều Tiên 3-0 trong trận cuối cùng. Nhưng suốt 90 phút không chỉ không nhìn thấy một "cửa" nào ăn mà ĐTVN còn bị thủng lưới 2 bàn.

Việc Singapore bất ngờ thắng U.23 Hàn Quốc 2-0 mở ra cánh cửa hẹp đến chức vô địch cho đội tuyển chủ nhà (qua đó xóa tan mọi nỗi nghi hoặc, khôi phục niềm tin nơi người hâm mộ) nếu như thắng đậm CHDCND Triều Tiên 3-0 trong trận cuối cùng. Nhưng suốt 90 phút không chỉ không nhìn thấy một "cửa" nào ăn mà ĐTVN còn bị thủng lưới 2 bàn. Giải đấu quốc tế cuối cùng trước chiến dịch bảo vệ ngôi vương của nhà vô địch ĐNA đã kết thúc trong ngổn ngang, vá víu.

ADVERTISEMENT

 

Mặc dù HLV Calisto thấy rằng đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) "đã có sự tiến bộ qua từng trận", nhưng dưới con mắt mọi người thì thất bại nặng nề tại giải (không thể nói cách nào khác về kết quả chỉ giành được vỏn vẹn 1 điểm, ghi duy nhất 1 bàn, nhưng lại nhận lãnh 2 thất bại cùng 5 lần thủng lưới) rõ ràng là bước giật lùi so với Cúp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mới 1 tháng rưỡi trước đó (hạng nhì trên U.23 Kuwait, Australia và hòa trên thế thắng trước đội VĐ Triều Tiên). Vấn đề không chỉ ở những con số định lượng lý tính mà cái đáng lo ngại là có gì đó không ổn trong lối chơi của ĐT, là khả năng cụ thể hóa, giải quyết trận đấu.

ADVERTISEMENT

 

Với sơ đồ 4-1-4-1, triết lý của HLV Calisto là lối chơi của ĐTVN (và cả Olympic) phải mang bản sắc riêng, được xây dựng dựa trên hệ thống nguyên tắc: triển khai bóng nhanh, đá ít chạm, bóng sệt, di chuyển liên tục và có ý đồ trong cách chạy chỗ. Thực tế khi nào các cầu thủ thực hiện được triệt để và hội đủ các yêu cầu này là lúc ĐTVN chơi thăng hoa nhất. Tuy nhiên những giây phút ấy lại rất hiếm hoi, thường chỉ lóe lên một vài thời điểm, tại AFF Sonha Cup vừa qua thì hầu như không xuất hiện. Đơn giản bởi triết lý lối chơi này thoạt nghe đơn giản nhưng thực ra là một hệ thống chiến thuật đòi hỏi sự vận hành phức tạp, đồng bộ, nhịp nhàng và cả một sự sung mãn, dẻo dai, đồng đều của các cầu thủ, đặc biệt là 4 tiền vệ và 1 mũi nhọn tiền đạo phiá trên. Chỉ cần một mắc xích lỗi nhịp (như chỉ giữ bóng, chuyền bóng mà các vị trí không di chuyển thông minh) sẽ lập tức bộc lộ mặt trái và mang đến sự phản tác dụng.

ADVERTISEMENT

 

Điều này đã thể hiện ở cả 3 trận tại VFF Cup vừa qua. Việc thực hiện quá nhiều những đường chuyền đan bóng qua lại (đôi lúc lạm dụng đến mức rối rắm) nhưng lại thiếu ý tưởng và tính đột biến khiến các đợt triển khai tấn công của ĐTVN hầu như vô hại, có rất ít không gian hoạt động trước khung thành bởi đối phương đã kịp lùi về giăng kín. Chưa kể lối chơi này, nếu tốc độ lên bóng chậm đội bạn rất dễ bắt bài, chỉ cần bịt 2 nách là hết đường. Các cầu thủ VN có thể cầm bóng giao trả cho nhau rất nhiều nhưng không sao mở ra được con đường huyết mạch vào khung thành nên đành quay ra dứt điểm từ xa, mà khả năng sút xa của các cầu thủ VN ra sao thì ai cũng biết. Tóm lại nhìn các cầu thủ VN thi đấu rất vất vả, rất cầu kỳ, di chuyển, mất sức rất nhiều, nhưng hiệu quả và "cửa ăn" lại rất ít. Mà quy luật BĐ, cầm bóng tấn công mãi không ăn được sẽ đến lúc nhận lãnh đòn trừng phạt (cả 5 bàn thua tại giải đều không phải trong thế bị ép sân mà xuất phát từ bài phản công của đối phương). Thực tế trong cả 3 trận trước U.23 Hàn Quốc, Singapore, CHDCND Triều Tiên; ĐTVN luôn là người kiểm soát bóng nhiều hơn (trước Triều Tiên vốn chủ động cầu hòa, tỷ lệ kiểm soát bóng của VN lên đến 60%), với các đường đan bóng dày đặc; nhưng khi triển khai tấn công thì lại thiếu giải pháp, hết sức bế tắc, đơn điệu. Mà nguyên nhân cơ bản là khả năng phối hợp, di chuyển không bóng, chiếm lĩnh vị trí.

Đông Kha

 

 

 

 

 

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT