Tại VCK U.23 châu Á 2018, đội tuyển U,23 Việt Nam đã thực thi một chiến thuật vô cùng khó chịu. Sau 2 bàn thua trước Hàn Quốc ở trận ra quân từ lỗi của 2 trung vệ (Đình Trọng để sập hụt bẫy việt vị và quả 11m sau khi Tiến Dũng để mất bóng), hàng phòng ngự 5 người đã được thu lại, gia cố kín kẽ hơn hẳn. U.23 Việt Nam trở nên khó bị đánh bại, với đến 3 tuyến "tường cao hào sâu" kiên cố.
[links()]Tại VCK U.23 châu Á 2018, đội tuyển U,23 Việt Nam đã thực thi một chiến thuật vô cùng khó chịu. Sau 2 bàn thua trước Hàn Quốc ở trận ra quân từ lỗi của 2 trung vệ (Đình Trọng để sập hụt bẫy việt vị và quả 11m sau khi Tiến Dũng để mất bóng), hàng phòng ngự 5 người đã được thu lại, gia cố kín kẽ hơn hẳn. U.23 Việt Nam trở nên khó bị đánh bại, với đến 3 tuyến “tường cao hào sâu” kiên cố.
Nguyễn Quang Hải (19) đã tạo những điều kỳ diệu cho U.23 Việt Nam. |
Cự ly đội hình phòng ngự nhiều lớp được bố trí theo kiểu “cài răng lược”, tựa như “củ hành Tây” mà đối phương bóc tách lớp vỏ này lại gặp lớp khác. Dù đối đầu với đủ các đội bóng mạnh, chơi các trường phái khác nhau, nhưng tính kỷ luật đã giúp chúng ta đứng vững, không bị phá vỡ cấu trúc. Ngay các tiền đạo - những người chơi cao nhất đội hình, từ Công Phượng đến Quang Hải, Văn Đức, Đức Chinh cũng có nhiệm vụ gây sức ép, phòng ngự từ tuyến đầu bằng cách phải liên tục săn bóng, sẵn sàng đeo bám, theo người đến tận vùng cấm địa nhà.
Tuy nhiên, U.23 Việt Nam sẽ không thể giành chiến thắng, đi đến trận cuối cùng, nếu chỉ biết “tử thủ”. Như một nắm đấm khi thu lại phải thật chặt và khi bung ra phản công, rất nhanh, mạnh và chính xác. 2 bàn thắng của Quang Hải vào lưới Hàn Quốc và Australia ở vòng bảng cùng một kịch bản như vậy. 8 bàn thắng tại VCK cho thấy hết sự đa dạng trong các miếng đánh, cách tiếp cận cầu môn đối phương: từ sút xa, đá phạt, đến phối hợp phạt góc, đánh biên hoặc trực diện... 4/5 bàn thắng của Quang Hải đến từ các cú sút ngoài vùng cấm, Đức Chinh bay người đánh đầu tung nóc lưới Iraq ở những phút cuối hiệp phụ thứ 2, rồi cú xoay người bắt volley trong khu vực cấm địa của Văn Đức, pha đệm nối cận thành như tia chớp của Công Phượng... “Nắm đấm thép” được bung ra hoàn hảo.
Đặc biệt 2 trận tứ kết và bán kết với Iraq và Qatar là đỉnh cao của sự hợp lý trong chuyển đổi phòng ngự/tấn công của các học trò HLV Park. Khi chưa bị dẫn bàn, chúng ta nhẫn nhịn lùi lại, nhường đất cho đối phương kiểm soát. Nhưng khi cần bàn thắng, việc đề cao kiểm soát bóng được thực thi. Thực tế nhiều thời điểm, U.23 Việt Nam chơi dồn ép đối phương về sân nhà của họ bằng các pha ban bật liên tục ở đủ cự ly. Phòng ngự chặt, tấn công nhanh là chiến thuật xuyên suốt mang đến thành công trên đất Trung Quốc. Nhưng chính sự linh hoạt trong lối chơi, sự tinh tường, chính xác trong phân tích đối thủ, đọc trận đấu và đưa ra các phương án thay người kịp thời của ban huấn luyện đã đem lại hiệu quả tối đa. Ngoài ra để cự ly đội hình, cấu trúc vận hành được đảm bảo, không bị phá vỡ, phải có sự tuân thủ kỷ luật chiến thuật cao, nền tảng thể lực tuyệt vời và một tinh thần chiến đấu không sợ hãi.
Tóm lại, tại VCK U.23 châu Á, U.23 Việt Nam đã chơi một thứ bóng đá mang dáng dấp đẳng cấp, có mảng miếng bản sắc. Công - thủ chuyển đổi nhịp nhàng, tính kỷ luật, cự ly đội hình hợp lý và việc điều chỉnh nhịp độ rất tốt.
Trần Hải
Bài 4: Người mang đến sự “lột xác”