Chỉ 3 năm sau Giải vô địch bóng đá châu Á ra đời, năm 1959 Giải trẻ châu Á được tổ chức lần đầu tiên tại Malaysia (khi ấy còn tên gọi là Malaya). Phải đến năm 2008, khi bóng đá trẻ phân cấp độ lứa tuổi, giải được đổi tên thành U.19 (cùng với sự ra đời của Giải U.16 châu Á vào năm 1985).
Chỉ 3 năm sau Giải vô địch bóng đá châu Á ra đời, năm 1959 Giải trẻ châu Á được tổ chức lần đầu tiên tại Malaysia (khi ấy còn tên gọi là Malaya). Phải đến năm 2008, khi bóng đá trẻ phân cấp độ lứa tuổi, giải được đổi tên thành U.19 (cùng với sự ra đời của Giải U.16 châu Á vào năm 1985). Từ năm 2006, giải còn là vòng loại khu vực châu Á của World Cup U.20 vào năm sau đó (4 đội vào bán kết giành vé).
Qua 59 năm, đây là kỳ giải thứ 40 (giai đoạn 1959-1978 được tổ chức hằng năm, kể từ năm 1980 tổ chức 2 năm/lần. Tổng cục Túc cầu Sài Gòn từng đăng cai vào năm 1964), đã ghi danh 15 nhà vô địch. Trong đó giàu thành tích nhất là Hàn Quốc với 12 lần đăng quang, kế đó là Myanmar 7 lần (khi còn tên gọi Burma) và Israel 6 lần (khi còn thuộc bóng đá châu Á).
VCK U.19 châu Á 2018 lần thứ 3 được tổ chức tại Indonesia, diễn ra từ ngày 18-10 đến 4-11 với 16 đội tuyển, được chia thành 4 bảng. Bảng A gồm chủ nhà Indonesia, UAE, Qatar, Đài Loan. Bảng B: ĐKVĐ Nhật Bản, Iraq, Thái Lan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bảng C: Việt Nam, Hàn Quốc, Australia, Jordan. Và bảng D có đương kim á quân Saudi Arabia, Tatjikistan, Trung Quốc, Malaysia. 2 đội đầu mỗi bảng vào tứ kết, 4 đội vào bán kết sẽ giành quyền đại diện châu Á tham dự World Cup U.20 tại Ba Lan vào năm sau.
Bảng C của U.19 Việt Nam sẽ thi đấu trên sân Candrabaga ở Bekasi, nằm ở biên giới phía đông và là thành phố vệ tinh của thủ đô Jakarta ở Tây Java. Nơi đóng quân của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn, khách sạn Harris cũng chính là nơi trú ngụ của tuyển Olympic Việt Nam trước trận thắng Bahrain 1-0 ở vòng 1/8 Asiad 18 vừa qua.
Trung Dũng