Với một vòng loại quy tụ đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn châu lục, xác suất để gom 4/8 đội Đông Nam Á (ĐNA) vào cùng 1 bảng, mà 3 trong số đó đứng đầu tại kỳ AFF Cup vừa qua là rất nhỏ. Thế nên, sau Indonesia và Malaysia, khi lá thăm đưa đại diện nhóm hạt giống số 3 vào bảng G là Thái Lan, cả hội trường trụ sở AFC ở Kuala Lumpur đã ồ lên bất ngờ.
Với một vòng loại quy tụ đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn châu lục, xác suất để gom 4/8 đội Đông Nam Á (ĐNA) vào cùng 1 bảng, mà 3 trong số đó đứng đầu tại kỳ AFF Cup vừa qua là rất nhỏ. Thế nên, sau Indonesia và Malaysia, khi lá thăm đưa đại diện nhóm hạt giống số 3 vào bảng G là Thái Lan, cả hội trường trụ sở AFC ở Kuala Lumpur đã ồ lên bất ngờ.
Thái Lan (trái) sẽ đối đầu Việt Nam trên sân nhà vào ngày 5-9 tại vòng loại World Cup 2022 |
Đến cả Việt Nam (nhóm 2) là những nụ cười, ánh mắt nhìn nhau đầy ngạc nhiên, thú vị, “có thể như vậy sao?”. Tình cờ đây cũng là 4 quốc gia ĐNA từng là đồng chủ nhà của VCK Asian Cup 2007 mà vòng loại thứ 2 World Cup 2022 châu Á cũng đồng thời quyết định 12 suất vé trực tiếp đến Trung Quốc tham dự VCK Asian Cup 2023.
Tim Cahill nói đùa rằng anh đã giúp Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia “cầu được ước thấy”. Quả thực, đối thủ còn lại của 4 đội ĐNA là UAE cũng “dễ chịu” hơn so với các “ông lớn” trong nhóm hạt giống số 1 gồm: Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Qatar… Với đội tuyển Việt Nam (ĐTVN), xét tương quan trong khu vực, chúng ta là ĐKVĐ AFF Cup 2018 với thành tích bất bại và mới đây ở King’s Cup đã đánh bại Thái Lan ngay trên sân của họ. Có “cửa” quá đi chứ!
Tuy nhiên, đây là bảng đấu tưởng không khó trên lý thuyết mà khó… không tưởng trên thực tế. Chính những thành công của BĐVN dưới thời HLV Park Hang-seo đã thức tỉnh các đối thủ. Không chỉ nghiên cứu chúng ta kỹ lưỡng hơn mà 3 đối thủ trong khu vực, đặc biệt là 2 bại tướng gần nhất là Malaysia và Thái Lan đều nung nấu quyết tâm phục hận. Hai trận gặp Việt Nam của họ sẽ là cuộc chiến vì danh dự, bởi vòng loại của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này mới là thước đo chân xác nhất ai mới là số 1 ĐNA chứ không phải AFF Cup. HLV Park và các học trò đã thắng nhưng đó đều là những trận đấu mà chúng ta phải chiến đấu cật lực, nhờ thái độ thi đấu biết người biết ta, chớp thời cơ, chứ không hề từ sự hơn hẳn về đẳng cấp. Bây giờ, chính các đối thủ sẽ đá với chúng ta bằng tâm thế ấy. E ngại đá với UAE có khi còn dễ hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia là sự thật.
Một bất lợi khác, bảng G hoàn toàn không có cái gọi là “đội lót đường” để các đội còn lại đảm bảo “bỏ túi” tối thiểu 6 điểm và tìm kiếm hiệu số bàn thắng cao. Với trình độ không chênh lệch giữa 4 đội ĐNA, đội nào nhì bảng cơ hội cạnh tranh để là một trong 4 đội thứ nhì có thành tích tốt nhất giành vé vớt (sẽ là 5 nếu chủ nhà VCK World Cup 2022 Qatar đứng đầu bảng E) sẽ là không cao. Căn cứ kết quả 4 năm trước ở vòng loại thứ 2 World Cup 2018, để là đội nhì bảng đi tiếp phải có tối thiểu 17 điểm, tương đương với 6 chiến thắng trong 8 trận đấu hoặc 5 thắng, 2 hòa, tức chỉ được phép thua 1 hoặc tối đa 2 trận. Đó là thử thách rất lớn, đặc biệt khi ĐTVN sẽ có 3 chuyến làm khách ở các “chảo lửa” khổng lồ của Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Với việc mỗi trận đấu đều mang tính sống còn, một vấn đề lớn đặt ra trước những đối thủ đã quá quen mặt là ĐTVN cần phải làm mới mình. Bởi 2 năm qua, từ U.23 đến ĐTQG, lực lượng của chúng ta không thay đổi nhiều, lối chơi, chiến thuật cũng vậy. Mọi thứ đều đã “lộ”, đã được nhận diện, liệu ông Park còn bất ngờ nào trong tay áo ở nhiệm kỳ 2 của mình?
Đông Kha