Báo Đồng Nai điện tử
En

Làm sao để dung hòa quyền lợi quốc gia và CLB?

09:08, 25/08/2020

Sau kỳ tích vang dội tại vòng chung kết U.19 châu Á 2016 rồi U.23 châu Á 2018, VFF và VPF đã dự định quy định mỗi đội ở V.League bắt buộc phải sử dụng 2-3 cầu thủ trẻ U.22 ở mỗi trận đấu. Tuy nhiên, khi đưa ra trưng cầu ý kiến, có 2 CLB tán thành, 12 đội còn lại phản đối. Vì thế kế hoạch phá sản từ trong trứng nước.

Sau kỳ tích vang dội tại vòng chung kết U.19 châu Á 2016 rồi U.23 châu Á 2018, VFF và VPF đã dự định quy định mỗi đội ở V.League bắt buộc phải sử dụng 2-3 cầu thủ trẻ U.22 ở mỗi trận đấu. Tuy nhiên, khi đưa ra trưng cầu ý kiến, có 2 CLB tán thành, 12 đội còn lại phản đối. Vì thế kế hoạch phá sản từ trong trứng nước.

Điều đó không có gì ngạc nhiên khi mặc dù trong quy chế cấp phép CLB chuyên nghiệp của AFC một CLB phải có 5 tuyến trẻ U.13, 15, 17, 19 và 21, nhưng mấy đội ở V.League đầy đủ. Ngoài Hà Nội, HAGL, Viettel và SLNA công tác đào tạo trẻ được tổ chức có hệ thống bài bản, các CLB còn lại chỉ làm cho có, lấy đâu ra cầu thủ. HLV Lê Huỳnh Đức từng nói rằng, nếu ông Park là HLV một CLB tại V.League thì cũng sẽ phải ưu tiên ngoại binh thay vì sử dụng cầu thủ trẻ bởi áp lực thành tích là rất lớn, ghế HLV sẽ lung lay ngay lập tức. Đó là một thực tế.

Làm sao để dung hòa giữa quyền lợi của CLB và đội tuyển quốc gia? Đây là bài toán với ngay cả những nền bóng đá lớn trên thế giới. Theo chúng tôi, V.League có thể học tập áp dụng ngay mô hình thi đấu của nhiều nước châu Âu. Đó là song song với Giải VĐQG của đội 1 các CLB là giải đấu dành cho đội trẻ hoặc các cầu thủ dự bị của đội 1 (được tiến hành với cùng lịch đấu nhưng sau 1 ngày). Kết quả sân chơi phụ này không quá quan trọng, các đội không chịu áp lực thành tích nên tất cả các cầu thủ đều có cơ hội được ra sân thi đấu đều đặn hằng tuần. Chính từ giải đấu dành cho cầu thủ trẻ và dự bị này mà dù không được ra sân phút nào ở sân chơi cao nhất của Hà Lan, Đoàn Văn Hậu vẫn duy trì được phong độ và tiến bộ vượt bậc.

Trần Đỗ

Tin xem nhiều