Báo Đồng Nai điện tử
En

HẢI QUAN ĐỒNG NAI ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

11:11, 20/11/2019

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ GIA CÔNG HÀNG HÓA

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ GIA CÔNG HÀNG HÓA

Câu hỏi: Công ty là DN may mặc 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện một phần nhập NL từ công ty A (công ty nước ngoài cùng tập đoàn) và công ty nước ngoài khác theo loại hình E31, một phần tự mua nguyên liệu trong nước.Tiến hành sản xuất và xuất khẩu lại cho công ty A (theo loại hình E62) .Giá bán gồm giá nguyên liệu NK từ A, giá nguyên liệu mua từ nơi khác, chi phí gia công, vận chuyển… Phương thức thanh toán cấn trừ công nợ (giữa nguyên liệu NK và thành phẩm XK). Hiện nay, do đơn hàng từ công ty A tăng cao nhưng không ổn định thường xuyên, để đáp ứng đơn hàng DN muốn chuyển NPL cho công ty nội địa khác gia công một phần công đoạn. Tuy nhiên, căn cứ công văn 6353/TCHQ-TXNK ngày 29-10-2018 thì nguyên liệu nhập loại hình SXXK đem đi gia công lại một phần hoặc toàn bộ thì không thuộc đối tượng miễn thuế. Vậy trong trường hợp này DN cần thực hiện thủ tục nhập NPL theo loại hình nào để có thể đem nguyên liệu đi Gia công lại mà không phải chịu thuế nhập khẩu đúng theo quy định. Với phương thức giao dịch nêu trên với công ty A, doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình từ SXXK sang loại hình GC không và được mang NL đi gia công lại trong trường hợp gấp không?  

Trả lời: Vướng mắc của công ty, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

1. Gia công lại

- Căn cứ khoản 2, điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 của Chính phủ quy định:

“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu

2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:

b) Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan”.

Như vậy, chỉ trường hợp công ty thực hiện nhập nguyên liệu, vật tư theo hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài, sau đó đặt gia công lại với một đối tác khác cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan sẽ được xét miễn thuế theo quy định trên.

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu theo loại hình NSXXK đưa gia công 01 phần hay toàn bộ các công đoạn không đủ điều kiện được miễn thuế nhập khẩu.

2. Chuyển từ loại hình sản xuất xuất khẩu sang gia công

- Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 61 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20-4-2018 của Bộ Tài chính quy định:

 “Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài

1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

d) Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công, bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu này để cung ứng cho hợp đồng gia công. Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật tư để cung ứng cho hợp đồng gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này”.

Như vậy, việc sử dụng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu dùng sản xuất hàng xuất khẩu sang loại hình gia công được thực hiện theo quy định trên.

HẢI QUAN ĐỒNG NAI

 

Tin xem nhiều