Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng Nai tận dụng, phát huy lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0

08:11, 26/11/2021

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới tác động sâu sắc đối với kinh tế, xã hội.

Đồng Nai cũng đang chủ động, tích cực tiếp cận CMCN 4.0. Trong khuôn khổ TechFest Đồng Nai 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030". Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học giả đã đưa ra các góp ý, giải pháp mang tính định hướng cho Đồng Nai để thúc đẩy phát triển công nghệ 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới tác động sâu sắc đối với kinh tế, xã hội.

Đồng Nai cũng đang chủ động, tích cực tiếp cận CMCN 4.0. Trong khuôn khổ TechFest Đồng Nai 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030”. Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học giả đã đưa ra các góp ý, giải pháp mang tính định hướng cho Đồng Nai để thúc đẩy phát triển công nghệ 4.0.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai.

* Tận dụng công nghệ để phát triển

Chia sẻ tại hội nghị, TS. Trần Anh Tú - Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ cao Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cuộc CMCN 4.0 mang lại cơ hội và thách thức rất lớn với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có nhiều chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai các nhiệm vụ như: chuyển giao, ứng dụng và nghiên cứu phát triển các công nghệ của cuộc CMCN 4.0, tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, xây dựng và phát triển Hệ Tri thức Việt số hóa; phát triển công nghệ thông tin; phát triển thương mại điện tử và kinh tế số…

Đồng Nai cũng đang chủ động, tích cực tiếp cận CMCN 4.0, trong đó tập trung trí tuệ, nguồn lực để đưa khoa học và công nghệ hiện diện rõ nét trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 331-KH/TU ngày 26/2/2020 thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7600/KH-UBND ngày 03/7/2020 nhằm xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

Nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã bước đầu ứng dụng công nghệ tự động vào sản xuât kinh doanh.

Ông Võ Hoàng Khai, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thông tin, trong những năm qua, việc đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh đồng Nai luôn được quan tâm chỉ đạo, đã có bước phát triển đáp ứng cơ bản yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành, đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trong đó đã thực hiện nâng cấp và triển khai Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP) đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn hiện hành; nâng cấp, triển khai đồng bộ phần mềm Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến từ tỉnh đến xã;  mạng lưới bưu chính, viễn thông đã được đầu tư, phát triển rộng khắp .

Có thể nói, kinh tế số bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; công nghệ số được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân.

Ông Huỳnh Minh Hậu, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, ngành KH&CN Đồng Nai đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm khơi dậy sinh thần sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hướng đến tự động hóa trên mọi ngành, mọi lĩnh vực. Hàng năm, Sở KH&CN đều tuyên truyền và hướng dẫn các chính sách hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư đổi mới và chuyển giao công nghệ, tiết kiệm năng lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến…đến cộng đồng doanh nghiệp.

Xác định nhân tố con người có vai trò quyết định trong việc tiếp cận nhanh với cuộc CMCN 4.0, Đồng Nai đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập.

* Muốn hiệu quả cần có quyết tâm cao độ

GS.TS Võ Thanh Thu đưa ra các giải pháp để phát triển công nghệ 4.0 ở Đồng Nai trong đó, tăng cường quyết tâm của lãnh đạo tỉnh; xây dựng chiến lược phát triển công nghệ 4.0 trên địa bàn tỉnh; xây dựng Ban chỉ đạo phát triển công nghệ 4.0; xây dựng trung tâm tư vấn ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số. Đồng thời phải có đề án riêng về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0 ở Đồng Nai. Ngoài ra, tỉnh nên đánh giá phân loại trình độ phát triển công nghệ 4.0 theo ngành, theo vùng của tỉnh để có những giải pháp cụ thể.

Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Võ Hoàng Khai,  giai đoạn 2021 - 2025, là thời cơ để tỉnh Đồng Nai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên cả 03 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh, tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Đồng Nai, ông Võ Hoàng Khai cho rằng cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, toàn thể người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó nhận thức đóng vai trò quyết định, người dân, doanh nghiệp là trung tâm, thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển và ứng dụng các nền tảng số là giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt..

Để chủ động tiếp cận với cuộc CMCN 4.0, ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng phụ trách Văn phòng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng phải liên tục đổi mới sáng tạo, liên tục phát triển. Ông Khuê nhấn mạnh, quyền SHTT sẽ trở thành công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của công nghệ, của sản phẩm, dịch vụ đối với các chủ thể khiến mọi tổ chức, doanh nghiệp buộc phải tìm cách tạo ra, hiểu rõ, nắm giữ và sở hữu tài sản trí tuệ để phát triển bền vững.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Huỳnh Minh Hậu nhấn mạnh, để phát triển và làm chủ một số công nghệ của CMCN 4.0, giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai cần chủ động áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Các doanh nghiệp cần nâng cấp chuyển đổi hệ thống sản xuất kinh doanh hiện tại để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.

Sở KH&CN sẽ tham mưu UBND tỉnh ưu tiên ngành, lĩnh vực thực hiện nâng cấp, chuyển đổi công nghệ; đầu tư, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo, vươn lên vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ hiện đại.

Đức Quân

Tin xem nhiều