Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giảm bớt khó khăn, doanh nghiệp (DN) cần nắm vững các quy định, thủ tục hải quan để chủ động trong việc thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giảm bớt khó khăn, doanh nghiệp (DN) cần nắm vững các quy định, thủ tục hải quan để chủ động trong việc thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Có những DN đã tận dụng mạng lưới kết nối đồng bộ của các công ty vận tải lớn nước ngoài để mở ra các kênh vận tải mới, hiệu quả cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Hiện nay, chi phí logistics trung bình của Việt Nam ở mức 16,8-17% giá trị hàng hóa. Nhưng trên thực tế, có những DN phải chi trả tới 20-25% cho chi phí này. Do đó, các DN xuất - nhập khẩu nên thay đổi điều kiện bán hàng nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển nội địa. Khi sử dụng tích hợp các dịch vụ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí logistics so với việc sử dụng dịch vụ đơn lẻ.
Ngoài các giải pháp của Chính phủ, DN cần chủ động trong sản xuất, cố gắng ký hợp đồng đối tác vận tải lớn, ưu tiên sắp xếp đưa hàng đi. Bởi logistics hoàn toàn tạo nên điểm mạnh cho vấn đề cạnh tranh nếu tranh thủ cơ hội và chủ động sản xuất để đưa được hàng đi trong thời điểm này chính là một lợi thế. DN cũng cần nắm bắt xu thế phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, nhất là khi thói quen của người tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến...
Đào Lê