Năm 2023, thông qua Ngân hàng Thế giới, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (tương đương với 10,3 triệu tấn carbon) với đơn giá 5 USD/tấn carbon hấp thụ và thu về hơn 51 triệu USD. Nguồn tiền thu từ bán các tín chỉ carbon sẽ được chi trả cho các chủ rừng, các đơn vị, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.
Nam đang nỗ lực để hình thành thị trường tín chỉ carbon để tạo thuận lợi trong giao dịch mua - bán với
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2050 sẽ đạt được phát thải ròng về 0 (Net Zero). Để đạt được mục tiêu trên Việt Nam đã ban hành và triển khai hàng loạt chính sách trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ… theo lộ trình sẽ giảm phát thải. Cụ thể từng ngành sẽ sản xuất theo hướng tuần hoàn, sản xuất xanh.
Còn ít tháng nữa tại Việt Nam sẽ có các sàn giao dịch tín chỉ carbon thí điểm. Đây là bước khởi đầu cần thiết để chính thức vận hành thị trường này vào năm 2028.
Gần đây, nhiều chủ rừng, người dân Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác đang hy vọng và chờ đợi có cơ chế, chính sách đầy đủ để có thể mua - bán tín chỉ carbon từ rừng, các loại cây trồng khác.
Mùa khô 2023-2024, thời tiết ở Đồng Nai cũng như khu vực phía Nam nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu gây ra.
Đồng Nai có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất vùng Đông Nam bộ (ĐNB). Đây là lợi thế lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon. Nếu khai thác được lĩnh vực này, tỉnh sẽ có nguồn thu lớn tái đầu tư cho phát triển rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải.
Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính. Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) phải có tín chỉ này nếu muốn tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế.
UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án Giảm phát thải carbon. Trong đề án này, tỉnh chọn 7 lĩnh vực để tập trung nghiên cứu hiện trạng, tìm giải pháp giảm phát thải ròng về 0 theo cam kết của Chính phủ.