Báo Đồng Nai điện tử
En

Cống chiêng Tây nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

10:03, 24/03/2006

Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO sẽ diễn ra tại sân vận động Pleiku vào tối 28-3. Tại đây sẽ dựng 11 cây nêu biểu trưng cho 11 dân tộc Tây Nguyên, dự kiến có đến 1.000 nghệ nhân, diễn viên, 700 khách mời Trung ương, các tỉnh bạn và hơn 10 vạn cán bộ, đồng bào tham dự.

Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO sẽ diễn ra tại sân vận động Pleiku vào tối 28-3. Tại đây sẽ dựng 11 cây nêu biểu trưng cho 11 dân tộc Tây Nguyên, dự kiến có đến 1.000 nghệ nhân, diễn viên, 700 khách mời Trung ương, các tỉnh bạn và hơn 10 vạn cán bộ, đồng bào tham dự. Theo chương trình, Tổng giám đốc UNESCO sẽ trực tiếp trao Bằng di sản văn hóa cồng chiêng cho 5 vị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và cho 11 già làng tiêu biểu đại diện cho 11 dân tộc. Riêng phần "hội" với 20 đoàn nghệ thuật quần chúng tham gia biểu diễn, trong đó có 15 đội cồng chiêng.

ADVERTISEMENT

Chuẩn bị phục vụ Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên và Lễ trao Bằng công nhận "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên-kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa của nhân loại", ngoài việc chuẩn bị chu đáo nơi ăn nghỉ cho khoảng 1.600 đại biểu và khách mời, tỉnh Gia Lai còn huy động gần 200 thanh niên tình nguyện tham gia phục vụ đại hội. Các phần việc về nội dung cũng đã được chuẩn bị tốt, nhất là cụm biểu tượng ghi tạc thư của Bác Hồ gửi Đại hội Đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên năm 1946. Cụm biểu tượng này được làm bằng khối đá quý trọng lượng 60 tấn, đặt trong khuôn viên rộng 2.000 m2, ngay địa điểm diễn ra Đại hội đoàn kết các dân tộc năm 1946.

D.N

           

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT